Cách phòng ngừa thoái hóa khớp
Cách phòng ngừa thoái hóa khớp
Các dấu hiệu cảnh báo sớm thoái hóa khớp
– Đau khớp: Đau khớp khi hoạt động là dấu hiệu cảnh báo sớm thoái hóa khớp. Cơn đau sẽ giảm khi nghỉ ngơi. Đau do viêm xương khớp cũng có thể trở nên tồi tệ hơn ở nhiệt độ lạnh. Viêm xương khớp (thoái hóa khớp) có thể xảy ra ở bất kỳ khớp nào, nhưng đặc biệt phổ biến ở đầu gối, hông, bàn tay và cột sống.
– Cứng khớp: Cứng khớp hoặc cảm giác khó cử động khớp là một dấu hiệu sớm khác của bệnh viêm xương khớp. Cứng khớp thường là tình trạng tệ nhất vào buổi sáng hoặc sau khi ngồi lâu.
– Sưng khớp: Tổn thương khớp do chấn thương hoặc tình trạng mạn tính như viêm xương khớp gây ra tình trạng viêm. Cơ thể gửi các tế bào miễn dịch vào không gian khớp và các mô xung quanh để giúp chữa lành tổn thương, nhưng phản ứng viêm này cũng có thể gây ra các triệu chứng khác như sưng và đau khớp.
Người bệnh có thể nhận thấy khớp bị sưng nếu bạn bị thoái hóa khớp sớm hoặc có thể nhận thấy vùng đó đau khi chạm vào.
– Có tiếng lạo xạo, lục cục khi di chuyển: Một dấu hiệu cảnh báo khác của thoái hóa khớp là cảm giác lạo xạo hoặc lục cục ở khớp khi di chuyển. Tình trạng này cũng có thể xảy ra ở các khớp khỏe mạnh hoặc sau chấn thương, nhưng nó đặc biệt phổ biến ở các vấn đề mạn tính về khớp như thoái hóa khớp.
– Khó khăn khi di chuyển: Thoái hóa khớp có thể khiến các khớp khó di chuyển trơn tru và trong phạm vi chuyển động đầy đủ.
– Xuất hiện cục cứng trên khớp: Điều này là do khi sụn (bảo vệ khớp) mòn đi, khiến cho xương bên dưới bị tổn thương. Cơ thể phản ứng bằng cách cố gắng phát triển xương mới tại vị trí đó, có thể dẫn đến các cục xương phát triển bên trong khớp, khiến khớp khó di chuyển bình thường hơn. Các đốt xương có thể rất dễ nhận thấy nếu bạn bị thoái hóa khớp ở tay…
Phòng ngừa thoái hóa khớp như thế nào?
Càng lớn tuổi tình trạng hao mòn khớp càng xảy ra nhiều hơn. Mặc dù không thể ngăn ngừa hoàn toàn thoái hóa khớp, nhưng thực hiện một lối sống lành mạnh có thể giúp ích cho sức khỏe tổng thể và sức khỏe của các khớp như: Duy trì cân nặng khỏe mạnh, kiểm soát lượng đường trong máu, tập thể dục và bảo vệ các khớp khỏi bị thương… sẽ làm giảm khả năng phát triển thoái hóa khớp và giúp thoái hóa khớp không trở nên tồi tệ hơn.
– Duy trì cân nặng cơ thể khỏe mạnh: Cân nặng tăng thêm sẽ gây áp lực lên các khớp, có thể gây tổn thương nhiều nhất cho hông, đầu gối, mắt cá chân và bàn chân. Mô mỡ cũng tạo ra các protein gây sưng ở các khớp và thay đổi sụn. Do đó hãy giảm cân, nếu bạn thừa cân béo phì.
– Kiểm soát lượng đường trong máu: Lượng đường trong máu cao làm tăng nguy cơ mắc thoái hóa khớp. Do đó, đối với người đái tháo đường, nên kiểm tra đường máu thường xuyên. Trao đổi với bác sĩ về cách kiểm soát lượng đường trong máu nếu chúng quá cao.
– Vận động mỗi ngày: Tập thể dục là giải pháp tốt để ngăn ngừa các vấn đề về khớp, giúp giữ cho các khớp không bị cứng, cơ bắp khỏe mạnh. Đây cũng là một phần quan trọng trong việc điều trị viêm khớp. Do đó, cố gắng tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày vào hầu hết các ngày trong tuần. Tham khảo ý kiến chuyên gia về bài tập phù hợp, an toàn cho bạn.
– Ngăn ngừa chấn thương cho khớp: Chấn thương khớp làm tăng nguy cơ mắc thoái hóa khớp, do đó khi vận động nên bắt đầu từ từ và tăng dần mục tiêu. Mỗi lần tập thể dục, hãy dành 5 đến 10 phút để khởi động bằng các động tác nhẹ nhàng, giúp ngăn ngừa chấn thương cho cơ, khớp, dây chằng và gân.
Bên cạnh đó, hãy cẩn thận với các hoạt động hàng ngày (vì một số hoạt động gây thêm áp lực lên các khớp), sử dụng thiết bị tập thể dục và đồ bảo hộ theo hướng dẫn, đảm bảo đồ bảo hộ thoải mái và vừa vặn…
Mọi thắc mắc về tình trạng bệnh và để được tư vấn sử dụng thuốc,hướng dẫn tập luyên , hiệu quả nhất xin liên lạc với phòng khám THUỐC NAM THẦY MỘC
Hotline : 0912 595 936
Facebook : THẦY MỘC
Địa chỉ: N011-LK19 |Khu liền kề16,17,18AB| Khu đất dịch vụ phường Dương Nội , Q.Hà Đông , TP Hà Nội
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!