5 Loại nước hỗ trợ điều trị của bệnh gan

5 Loại nước hỗ trợ điều trị của bệnh gan

Gan chịu trách nhiệm cho một số các chức năng bao gồm đào thải độc tố, lưu trữ các chất dinh dưỡng, chuyển hóa và tổng hợp các yếu tố đông máu. Bên cạnh đó, gan tiết ra dịch mật giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa và trao đổi chất.

Khi gan bị tổn thương, các chức năng này cũng bị ảnh hưởng và gây suy giảm sức khỏe của chúng ta. Do đó, việc chăm sóc sức khỏe gan đúng cách đóng vai trò quan trọng.

Để bảo vệ sức khỏe của gan, việc áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh là vô cùng quan trọng. Theo đó, có 5 loại nước chứa nhiều dưỡng chất, cực tốt cho gan, mọi người có thể cân nhắc sử dụng thường xuyên.

5 loại nước là "kẻ thù" của bệnh gan, hóa ra toàn loại Việt Nam có sẵn- Ảnh 1.

1. Trà xanh

Trà xanh chứa chất chống oxy hóa gọi là catechin. Chất chống oxy hóa này có thể giúp ngăn ngừa hoặc sửa chữa các tổn thương ở tế bào. Một nghiên cứu chỉ ra rằng EGCG – một catechin trong trà xanh – có thể giúp cải thiện chức năng gan ở những người mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD).

Tuy nhiên, các chuyên gia lưu ý rằng mặc dù trà xanh có nhiều lợi ích sức khỏe, nhưng mọi người nên uống trà xanh ở mức độ vừa phải để đảm bảo an toàn.

2. Trà nghệ

Nghệ có chứa curcumin, một thành phần có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng curcumin làm giảm đáng kể chất béo và cholesterol “xấu” LDL tích tụ trong gan, giúp gan khỏe mạnh và làm giảm các triệu chứng của bệnh gan.

Nghệ đã được chứng minh là có tác dụng bảo vệ chức năng gan ở những người mắc gan nhiễm mỡ không do rượu khi họ sử dụng 0.5-1g nghệ trong 8 tuần.

Một nghiên cứu khác phát hiện ra rằng tiêu thụ 3g bột nghệ mỗi ngày trong 12 tuần giúp hạ men gan hiệu quả.

Trà nghệ là một trong những loại đồ uống quen thuộc, dễ pha chế. Mọi người hoàn toàn có thể thêm 2 thìa cà phê bột nghệ vào loại trà bất kỳ mà bản thân yêu thích. Mọi người có thể uống 1-2 tách trà nghệ mỗi ngày để giúp tăng cường chức năng gan.

5 loại nước là "kẻ thù" của bệnh gan, hóa ra toàn loại Việt Nam có sẵn- Ảnh 2.

3. Trà gừng

Một nghiên cứu cho thấy những người mắc gan nhiễm mỡ không do rượu có chức năng gan cải thiện đáng kể sau khi thêm 2g gừng vào chế độ ăn uống hàng ngày trong 12 tuần.

Gừng là loại củ quen thuộc, được bán nhiều ở chợ. Mọi người có thể thêm vài lát gừng vào trà hoặc ngâm gừng cùng nước sôi trong 3-5 phút và sử dụng hàng ngày để bảo vệ chức năng gan.

4. Nước ép bưởi

Bưởi có chứa chất chống oxy hóa gọi là naringenin và naringin. Hai chất này tác dụng chống oxy hóa, chống viêm, góp phần bảo vệ tế bào gan. Đồng thời chúng cũng có khả năng ức chế tình trạng gan nhiễm mỡ, tổn thương gan do rượu bằng cách làm giảm sự tích tụ lipid trong cơ thể và giảm stress oxy hóa.

Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và nghiên cứu trên động vật cho thấy naringenin có thể giúp ngăn ngừa tình trạng gan nhiễm mỡ không do rượu.

5 loại nước là "kẻ thù" của bệnh gan, hóa ra toàn loại Việt Nam có sẵn- Ảnh 3.

5. Cà phê

Cà phê là một trong những loại đồ uống phổ biến trên thế giới, được nhiều người ưa chuộng. Một số nghiên cứu cũng giải thích rằng uống cà phê với liều lượng phù hợp có thể giúp tăng cường sức khỏe của gan.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng những người uống cà phê có nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) thấp hơn. Các báo cáo cũng chỉ ra rằng cà phê dường như làm giảm sự tích tụ chất béo trong gan. Các chất chống oxy hóa có trong cà phê cũng có tác dụng giúp bảo vệ gan. Các hợp chất trong cà phê cũng tác động đến men gan giúp loại bỏ các chất làm tăng nguy cơ mắc ung thư gan ra khỏi cơ thể.

Uống 2 tách cà phê trở lên mỗi ngày có thể giúp ngăn ngừa bệnh lý về gan chẳng hạn như: gan xơ cứng, viêm gan B, viêm gan C, gan nhiễm mỡ không do rượu tiến triển nặng hơn.

Một số nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng uống cà phê có thể giúp giảm nguy cơ mắc ung thư biểu mô tế bào gan và giảm men gan ở những người bị gan nhiễm mỡ.

Các chuyên gia khuyến khích mọi người nên uống 2-3 tách cà phê mỗi ngày để giúp ngăn ngừa các vấn đề về gan.

Mọi thắc mắc về tình trạng bệnh và để được tư vấn sử dụng thuốc,hướng dẫn tập luyên , hiệu quả nhất xin liên lạc với phòng khám THUỐC NAM THẦY MỘC

Hotline : 0912 595 936

Facebook : THẦY MỘC

Khi hiểm họa từ ung thư & bệnh dạ dày không ngừng tăng

Khi hiểm họa từ ung thư & bệnh dạ dày không ngừng tăng
Báo cáo về ung thư trên toàn cầu 2014 của tổ chức Y tế thế giới (WHO) tiếp tục đánh hồi chuông báo động về tốc độ tăng của con số ung thư, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển.
 
 Ung thư phổi chiếm tỉ lệ tử vong cao nhất trong các loại ung thư (WHO)
Báo cáo về ung thư trên toàn cầu 2014 của tổ chức Y tế thế giới (WHO) tiếp tục đánh hồi chuông báo động về tốc độ tăng của con số ung thư, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển.
Theo ghi nhận của WHO, mỗi năm có 14 triệu ca ung thư được phát hiện mới và 8,2 triệu người chết hằng năm vì nó. Riêng ở Việt Nam, PGS.TS Lê Văn Thảo Phó chủ tịch thường trực Hội ung thư Hà nội cho biết, mỗi năm nước ta có tới 150.000 trường hợp mới mắc ung thư và khoảng 75.000 ca tử vong do ung thư. Ước tính tới năm 2020 Việt Nam sẽ có 25.000 trường hợp mới mắc ung thư vú ở phụ nữ .
WHO thống kê 5 loại ung thư hàng đầu gặp ở nam giới là: ung thư phổi, gan, đại trực tràng, dạ dày, vòm hầu (chiếm 57.1% tất cả các vị trí ung thư). Còn ở nữ giới, 5 ung thư hàng đầu thường gặp là: ung thư vú, cổ tử cung, đại trực tràng, phổi, tuyến giáp chiếm 61.6% tất cả các vị trí ung thư.
Hiểm họa ung thư đẩy bệnh nhân đối mặt đồng thời với gánh nặng kép, song hành cùng nguy cơ tử vong cao là gánh nặng về chi phí điều trị đeo đuổi suốt cuộc đời.
Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, tính đến năm 2009, tổng chi phí cho ung thư lên tới 216,6 tỷ đôla một năm, trong đó 86,6 tỷ đô cho các chi phí y tế trực tiếp. Vẫn theo số liệu của Tổ chức y tế thế giới, người chết vì căn bệnh ung thư phổi chiếm khoảng 2,9% trường hợp tử vong mỗi năm trên toàn cầu, ung thư phổi cũng được đánh giá gây nên lượng người tử vong lớn nhất trong các loại ung thư.
 Viêm loét dạ dày phổ biến ở 10% dân
Cùng nằm trong nhóm bệnh mạn tính, tuy không gây ra những hậu quả tức thời về tính mạng như ung thư nhưng viêm loét dạ dày cũng được xếp vào “căn bệnh của thời đại” đang ngày đêm đe dọa và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Loét dạ dày – tá tràng rất phổ biến trong dân số Việt Nam, ước tính khoảng 10% dân số có viêm loét dạ dày tá tràng trong suốt cuộc đời mình, chiếm 16% trong tổng số các ca phẫu thuật trong 1 năm và tỷ lệ mắc ở nam giới gấp 4 lần nữ giới.
Với đặc trưng là một bệnh mạn tính với nhiều triệu chứng không đặc hiệu, đợt tiến triển xen kẽ với những thời kỳ ổn định, rất nhiều bệnh nhân bị loét dạ dày mà không hề có triệu chứng đau (gặp ở 26% bệnh nhân), cũng như khoảng 30-40% có đau kiểu loét dạ dày tá tràng nhưng nội soi lại không tìm thấy ổ loét. Nguy hiểm hơn, trong đợt tiến triển của bệnh có thể có những biến chứng nguy hiểm như chảy máu, thủng, hẹp … và dù có phẫu thuật cấp cứu, tỷ lệ tử vong vẫn cao khoảng 22%.
Trong khi các bệnh mạn tính như ung thư, dạ dày… ngày càng diễn biến phức tạp thì một điều đáng phấn khởi là đội ngũ y khoa trên khắp thế giới cũng đang nỗ lực từng ngày để cải thiện và khám phá ra các phương thức chữa trị mới hiệu quả hơn.
Với bệnh ung thư, ngoài các phương pháp phổ biến như hóa trị, xạ trị thì hiện cũng xuất hiện một số phương pháp chữa trị mới với hiệu quả cũng rất hứa hẹn. Gần đây phải kể đến kĩ thuật chiết xuất các khối u của bệnh nhân để cấy vào cơ thể chuột, sau đó, các con chuột này sẽ lần lượt được thử nghiệm để quyết định loại thuốc nào có hiệu quả chữa bệnh cao nhất rồi áp dụng ngược lại cho bệnh nhân. Phương pháp cấy tế bào mầm HSCT vào tủy xương để điều trị ung thư cũng được áp dụng ngày càng nhiều, phù hợp cho cả người lớn và trẻ em.
Sử dụng thuốc điều trị hay các phương pháp phẫu thuật, hóa trị xạ trị chữa ung thư, bệnh dạ dày đạt được nhiều bước tiến trong những năm gần đây.

Ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là một bệnh ác tính của tổn thương dạ dày, nguyên nhân chưa rõ ràng, tiến triển nhanh, chẩn đoán sớm khó khăn, tiên lượng nặng, chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu.

I. ĐẠI CƯƠNG:

Ung thư dạ dày là một bệnh ác tính của tổn thương dạ dày, nguyên nhân chưa rõ ràng, tiến triển nhanh, chẩn đoán sớm khó khăn, tiên lượng nặng, chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu.

k_da_day.jpg

1. Dịch tễ học:

Sự thường gặp:

+ Đứng hàng thứ 1/3 trong các ung thư và chiếm 40% ung thư hệ tiêu hoá.

+ Tỷ lệ tử vong cho 100.000 dân ở một số nước:

Nhật Bản: 66,7% Nouvell Selande: 16,5%
Chi lê: 56,5% Autralia: 15,5%
Áo: 40% Phần Lan: 35,7%

+ Ở Việt Nam: 17,2% (P.T.Liên 1993 thấy 340 ca UTDD/1974 ca ung thư các loại). Năm 1994 N.Đ.Đức báo cáo một thống kê bệnh ung thư ở Hà Nội trong 5 năm (1988-1992) cho biết ung thư hệ tiêu hoá chiếm 31% tổng số ung thư ở cả hai giới trong đó có 14,5% là UTDD.
Tuổi thường gặp: 50-60, các tuổi khác ít gặp hơn.
Giới: nam gặp nhiều hơn nữ (tỷ lệ nam/nữ xấp xỉ 2/1,5)

Cơ địa dễ UTDD:

Người có nhóm máu A có tỷ lệ UTDD cao hơn các nhóm máu khác.
Người viêm DD mạn tính thể teo nhất là có thể dị sản ruột và viêm dạ dày mạn tính của bệnh thiếu máu Biermer (6-12%), các bệnh nhân này dễ bị ung thư dạ dày.
Bệnh Polyp to >2cm ở dạ dày.
Yếu tố di truyền: gia đình có người bị K dạ dày sẽ bị ung thư dạ dày nhiều gấp 4 lần các gia đình khác (Vida Beek Mosbeeck).
Các yếu tố khác: địa dư, hoàn cảnh sống, sự chế biến thức ăn (xào, rán, nướng chả, hun khói dự trữ…). Vai trò của Nitrosamin, Helicobacter Pylori.

2. Phân loại:

Theo OMS 1977 chia UTDD thành 2 nhóm lớn:
UTDD dạng biểu mô (Carcinoma)
UTBM tuyến (Adenocarcinoma): tuyến nhú – tuyến ống – chế nhày – tế bào nhẫn.
UTBM không biệt hoá (Undifferentated carcinoma).
Một số loại ít gặp: ung thư tuyến biểu bì…
+ Ung thư không biểu mô gồm các Lipomas các Sarcome của cơ, mạch và đặc biệt là u lympho ác tính.

Trong thực tế dạng UTDD hay gặp là UTDD biểu mô.

II. CÁC BỆNH UTDD

A. UNG THƯ BIỂU MÔ TUYẾN DẠ DÀY (UTBMTDD)

1. Dịch tễ học:

a. Sự thường gặp:

+ Gặp tỷ lệ cao ở các nước: Trung quốc, Nhật bản, các nước Đông nam á, Mỹ la tinh .

+ Mức độ vừa: các nước châu Âu.

+ Mức độ thấp: Co-oet, Ấn độ, Nigieria, Mỹ, Anh, Úc.

– Khoảng 50 năm trở lại đây UTDD đều giảm ở tất cả các nước: ở Mỹ

– (1974-1983) tử vong do UTDD giảm bớt 20% ở nam da trắng và 15% ở nam da đen.

b. Địa dư: Người Nhật di cư sang Mỹ vẫn có tỷ lệ mắc UTDD cao hơn.

c. Mức sống: Ở các nước người nghèo bị UTDD cao hơn lớp người giàu, nhưng với trẻ em của họ tỷ lệ mắc bệnh UTDD ít hơn.
d. Giới tính: Ở cả thế giới nam mắc UTDD gấp đôi nữ giới. Việt nam: nam gấp đôi nữ (P.T.Liên 1993 và N.B.Đức l994) .
e. Tuổi: Hay gặp ở tuổi trung bình 55 (thấp là <14 và cao là >60)2. Các yếu tố gây UTDD:

+ Các thức ăn có chứa nhiều Nitrat (thịt, muối, thịt hun khói, thức ăn đóng hộp, nước uống hoặc thực phẩm được trồng trên đất bùn giàu nitrat. Khi ăn, uống các thức ăn có nitrat vào dạ dày (nitrat do vi khuẩn biến đổi thành nitrit), đến dạ dày Nitrit phản ứng với các amin cấp 2 hay cấp 3 thành Nitrosamin là chất gây UTDD (Trên thí nghiệm cho con vật ăn N-methyl – N1 nitrosonidin gây ung thư dạ dày dễ dàng).

Ở nhiệt độ thấp (2-4 độ C) nitrat không thành nitrit được, do vậy ở các nước bảo quản thức ăn bằng lạnh tần suất UTDD giảm bớt đi. Acid Ascorbic làm giảm sản xuất nitrosamin vì ức chế phản ứng nitrit với acid amin (Giải thích Vitamin C có tác dụng bảo vệ cơ thể). Ngược lại một số thức ăn có cấu trúc tương tự Nitrosamin trong thịt bò, trong một số cá người ta tìm thấy Methyl – guanidin và nitro hóa sẽ tạo thành N-methyl- N- nitrocyanid là yếu tố gây UTDD.

* Một số yếu tố có quan hệ đến UTDD

  • Di truyền: gia đình có người thân K dạ dày có tỷ lệ UTDD gấp 2-4 lần các gia đình khác. Sinh đôi đồng hợp tử có tỷ lệ K cao hơn loại sinh đôi dị hợp tử. Người có nhóm máu A dễ mắc UTDD hơn nhóm khác.
  • Teo niêm mạc dạ dày nhất là dị sản ruột có nguy cơ cao bị K dạ dày, viêm DD trong bệnh Biermer có khoảng 5% bị UTDD.
  • Polip tuyến dạ dày
  • Loét dạ dày lành thành K: còn tranh luận
  • Helicobacter Pylory: tuyên bố của tổ chức y tế thế giới (WHO 1994) HP là tác nhân số 1 gây UTDD. Một số tác giả cho rằng UTDD là một bệnh phụ thuộc vào tình trạng nhiễm HP kéo dài gây ra viêm DD qua nhiều giai đoạn tiến triển dẫn tới UTDD. Frank A.Sinicrope et Bernare Levin đại học Texas, 1993 nêu giả thiết như sau:

3. Giải phẫu bệnh lý:

Đại thể:

  • Thể loét: ổ loét 2-4cm, bờ méo mó lồi lên, mật độ cứng, có tổ chức K ở bờ và đáy ổ loét. Trong loét DD K hoá (tổ chức K ở bờ ổ loét).
  • Thể sùi: khối u to sùi như súp lơ, đáy rộng, phát triển vào trong lòng DD. Đường kính khối u 3-4cm có khi còn to hơn chiếm toàn bộ lòng DD.
  • Thâm nhiễm: UTDD đét (linite plastique): u thâm nhiễm nông trên niêm mạc dạ dày tạo thành những mảng cứng làm nếp niêm mạc bị dẹt xuống, nhãn lớp niêm mạc trở thành đục, cứng và dính vào các lớp sâu hơn của thành DD, hiếm hơn ở u lan tràn toàn bộ dạ dày, thành dạ dày 2-3cm và cứng như sụn.

          Ba thể trên đơn độc hoặc kết hợp với nhau

Di căn của UTDD:

  • Theo bạch mạch, tĩnh mạch tới hạch mạc treo ruột, gan, lách, hạch trên đòn (hạch Troisier), hoặc hạch Winchow.
  • Do tiếp giáp di căn tới: tuỵ, đại tràng, gan, lách, buồng trứng (khối u Krukenbeng), vào ống ngực, gây cổ trướng dưỡng chấp.

Vi thể:

  • K biểu mô điển hình tuyến thiếu biệt hoá (Undifferentated carcinoma) có cấu trúc từng bè hay là dạng tuyến.
  • K không điển hình: tế bào có tính chất ái toan, nhỏ, có không bào chứa nhầy (gọi là hình nhẵn mặt đá) hoặc có bọt.

4. Triệu chứng học:

a. Triệu chứng lâm sàng:

Lâm sàng lúc đầu chỉ là triệu chứng cơ năng khêu gợi K dạ dày.
– Triệu chứng cơ năng: (dấu hiệu sớm của ung thư dạ dày)

  • Đầy bụng sau khi ăn, khó tiêu, lúc đầu còn thưa về sau thành liên tục
  • Ăn mất ngon, mới đầu chán ăn thịt mỡ, về sau chán ăn bất kỳ loại thức ăn nào.
  • Buồn nôn sau khi ăn, ngày càng tăng rồi nôn, lúc đầu nôn ít sau nôn nhiều với bất kỳ loại thức ăn nào.
  • Thay đổi đặc tính cơn đau: đau thượng vị mất chu kỳ, kéo dài hơn, không giảm khi dùng thuốc (loại trước đây cắt cơn đau tốt).
  • Thiếu máu (ù tai, hoa mắt) kèm theo ỉa phân đen rỉ rả không để ý, tình cờ bác sĩ phát hiện hoặc làm Weber-Mayer (+).
  • Suy nhược, mệt mỏi, sút cân không cắt nghĩa được nguyên nhân

– Triệu chứng thực thể (thường đã muộn)

  • Khám thấy khối u vùng thượng vị: thường ở trên hoặc ngang rốn (có thể thấy ở dưới rốn nếu dạ dày sa) u rắn chắc, nổi rõ sau bữa ăn, di động ít nhiều sang trái, phải di động theo nhịp thở lên xuống. Tính di động không còn nếu K dính vào tạng lân cận (do K lan tràn).
  • Dấu hiệu hẹp môn vị, Bouveret (+) đột ngột. Dấu hiệu thủng dạ dày: bụng co cứng, mất vùng đục trước gan, choáng, nôn máu, ỉa phân đen.
  • Dấu hiệu ngoài đường tiêu hoá:

– Đột nhiên sốt kéo dài, phù 2 chân, viêm tắc tĩnh mạch tái phát.
– Gan to đau, mặt gan lổn nhổn (có thể có di căn của UTDD)
– Di căn phúc mạc: sờ bụng lổn nhổn, có dịch ổ bụng.
– Sờ thấy hạch Troisier (ở hố thượng đòn trái, di động dưới da, nhỏ sờ kỹ mới thấy khi bệnh nhân hít sâu vào).

b. Triệu chứng cận lâm sàng:

– X-quang: Hình ảnh X-quang thể loét của UTDD:
– Thể loét sùi (K ulcero-vegettant): hình ảnh ổ loét sâu, xung quanh có viền nổi cao lên thành gờ (H1)
– UTDD dạng loét (K.Ulceriforme): có trên X-quang hình ảnh các niêm mạc bất thường tiếp cận với ổ loét (H3) cách một quầng sáng viền xung quanh ổ loét bị phù nề.
– UTDD dạng K bề mặt (K superficiel) về X-quang khó biết phải phối hợp với nội soi. Nội soi thấy 1 đám rộng niêm mạc bị ăn mòn có thể bằng lòng bàn tay, bề mặt không đều, có thể có loét hơi sâu nổi lên một số đảo nhỏ của tổ chức lành niêm mạc.
+ Hình ảnh X-quang thể xâm nhiễm đét dạ dày (linite plastique): có thể khu trú hay lan rộng toàn bộ dạ dày. Lòng đoạn tổn thương hẹp lại phía trên bị giãn rộng (khu trú) dạ dày không co bóp. Khi tổn thương lan rộng tâm vị và môn vị hé mở làm thuốc rơi xuống như hình tuyết rơi
+ X-quang UTDD thể sùi (K vegetant): có hình khuyết vì tổn thương phát triển trên bề mặt niêm mạc
– Triệu chứng nội soi: soi khi dạ dày sinh thiết đảm bảo chính xác 95%. Thường có 3 hình ảnh gặp khi nội soi (đơn độc hoặc kết hợp):
+ Thể loét:
– Một ổ loét sùi, méo mó không đều, đáy bẩn, hoại tử.
– Bờ cao, dầy, nham nhở nhiều hạt to nhỏ không đều, thường có chảy máu trên ổ loét.
– Niêm mạc xung huyết, ổ loét nhạt màu, nếp niêm mạc dừng lại ở cách xa ổ loét.
+ Thể sùi: (vegetant)
– Một khối u xù xì to nhỏ không đều không có cuống.
– Trên mặt và giữa các khối u sùi có đọng các chất hoại tử với các dịch nhầy máu.
– Đáy và niêm mạc xung quanh các u sùi cứng và không có nhu động.
+ Thể thâm nhiễm (Linite plastique) rất khó nhận định.
– Nếu thâm nhiễm lan toả rộng việc bơm hơi vào dạ dày gặp trở ngại vì mới bơm vào một ít bệnh nhân đã nôn ra hết, có khi không tiến hành soi được.
– Nếu khu trú một vùng cũng khó chẩn đoán nếu nó ở thân dạ dày niêm mạc chỉ hơi dày lên, nhợt nhạt không có nhu động như niêm mạc xung quanh.
– Ung thư thâm nhiễm vùng hang vị làm cho vùng này méo mó mất nhu động, màu nhợt nhạt, lỗ môn vị không đóng mở nhịp nhàng mà chỉ co bóp nhẹ hoặc thường xuyên mở làm dịch tá tràng có thể trào ngược lên được.

ĐỐI CHIẾU NỘI SOI VỚI CÁC THỂ GIẢI PHẪU TRONG K. BỀ MẶT DẠ DÀY

Hình ảnh nội soi Ung thư bề mặt DD Thể giải phẫu
I Dạng lồi (Exophytique)
II Dạng nông bề mặt (Superficiel)
– Lồi lên
– Phẳng
– Loét nông (exulcere)
III Dạng loét
  I Polyp ác tính

II a
II b
II c
III K loét

– Xét nghiệm sinh học:

+ Độ toan: nghiệm pháp Histamin hoặc Pentagastin. Bình thường HCl toàn phần 2g/l, HCl tự do 1,70g/l. UTDD vô toan gặp trong 50% trường hợp, thiểu toan gặp 25% trường hợp.

+ Các enzym của dịch vị: Lacticodehydrogenase (LDH). Bình thường 0-350 đơn vị, UTDD tăng 800-1000 đơn vị.

+ Acid lactic: bình thường 100mcg/l, trong UTDD trên 100mcg/l gặp 50% UTDD và 2% trong loét dạ dày lành tính.

+ Định lượng CEA (Carcino Embryo Antigen) có ý nghĩa theo dõi bệnh nhân sau mổ, cắt khối u. Nếu sau mổ nồng độ CEA cao dai dẳng hoặc đột nhiên CEA cao lên thì có lý do chắc chắn rằng khi mổ chưa lấy hết tổ chức K hoặc K tái phát (nếu CEA dưới 2,5mg/ml thì 80% bệnh nhân sống được >2 năm).

+ Huỳnh quang Tetracyclin: cho bệnh nhân uống 5 ngày Tetracyclin 1g/ngày, ngày thứ 6 bệnh nhân nhịn đói và được hút dịch vị hoặc rửa dạ dày lấy dịch vị (hay nước dạ dày) quay ly tâm lấy cặn đem chiếu Ultraviolet tế bào K ngấm Tetracyclin thành màu hồng.
+ Máu: HC, HST giảm
+ Phân: Werber-Mayer (+)

5. Chẩn đoán:

Để chẩn đoán giai đoạn UTDD trước hết cần biết phân giai đoạn:
Theo kinh điển: chia UTDD thành 4 giai đoạn:

  • Giai đoạn 0 (K. institu): có tế bào bất thường ở niêm mạc dạ dày, nhưng cấu trúc niêm mạc chưa bị đảo lộn, ít tìm thấy được.
  • Giai đoạn 1 (ung thư niêm mạc): cùng với TBK đã có rối loạn cấu trúc nhưng còn khu trú ở niêm mạc.
  • Giai đoạn 2 (ung thư dưới niêm mạc): có dấu hiệu như giai đoạn 1 nhưng đã ăn qua lớp cơ niêm.
  • Giai đoạn 3 (ung thư thành): hiện tượng như giai đoạn 2, nhưng đã ăn qua các lớp của dạ dày.

       => Vậy để chẩn đoán sớm UTDD là phát hiện K ở giai đoạn 1 và 2 nêu trên.

XẾP LOẠI THEO TNM (U, HẠCH, DI CĂN)

T: Ung thư nguyên phát (căn cứ vào chiều sâu hơn là chiều rộng)

  • Tx: không thể đánh giá được u nguyên phát
  • To: chưa rõ ràng có u nguyên phát.
  • Tis: Kinsitus: u ở lớp trong biểu mô chưa xâm lấn ra lớp màng đáy (K tiền xâm lấn).
  • T1: lan ra màng đáy hay lớp dưới niêm mạc.
  • T2: U xâm lấn ra lớp cơ hay dưới thanh mạc.
  • T3: U vượt qua lớp thanh mạc (vào phúc mạng tạng), nhưng chưa xâm lấn vào cấu trúc xung quanh.
  • T4: u xâm lấn ra cấu trúc xung quanh.

N: hạch bạch huyết vùng:

  • Nx: hạch không thể đánh giá được
  • No: không có di căn hạch bạch huyết vùng.
  • N1: Di căn vào hạch bạch huyết dạ dày ở cạnh rìa u nguyên phát 3cm.
  • N2: di căn vào hạch bạch huyết quanh dạ dày ở cạnh rìa u nguyên phát 3cm, dọc theo bờ trái dạ dày, động mạch gan chung, lách hay thân tạng.

M: di căn

  • Mo: không có di căn
  • M1: có di căn
  • Mx: không rõ ràng có di căn hay không.

Căn cứ vào TNM có thể xếp các giai đoạn bệnh như sau:

  • Giai đoạn 1: T1NoMo
  • Giai đoạn 2: T2NoMo, T3NoMo
  • Giai đoạn 3: T1, T2, T3N1, N2Mo, T1T2T3N2Mo, T4N các loại Mo.
  • Giai đoạn 4: T1T2T3N2Mo: cắt không có mục đích điều trị, T4 N các loại Mo: không kể T,NMo: giai đoạn sớm.

a. Chẩn đoán ung thư DD giai đoạn sớm:

Các triệu chứng cơ năng và toàn thể: một người >40 tuổi, đột xuất ăn khó tiêu, đau thượng vị mơ hồ âm ỉ không rõ chu kỳ, kèm thêm mệt mỏi, thiếu máu, ỉa phân lỏng…, cần chụp X-quang, nội soi dạ dày.

Dựa vào X-quang nội soi: nếu chỉ dùng X-quang hoặc nội soi đơn thuần có thể đúng 83%. Hai phương pháp kết hợp đúng 87%.

Dựa vào xét nghiệm tế bào dịch vị, sinh thiết:

+ Nếu tế bào dịch vị (-), sinh thiết (-) không loại trừ UTDD khi X-quang và nội soi chỉ rõ là K.
+ Nếu X-quang, nội soi chưa khẳng định chắc chắn, sinh thiết và tế bào dịch vị âm tính cần điều trị thử như phương pháp của Guttman vận dụng: Atropin + Hydroxyt nhôm hoặc Mg + an thần (kinh điển: Bismuth + Atropin + Lanistin hoặc Oxyfericarbon). Tây Âu dùng Cimetidin sau 2-3 tháng theo dõi diễn biến điều trị.

Cơ năng X-quang Khả năng chẩn đoán Thái độ điều trị
Hết hẳn Mất hẳn Chắc chắn lành tính Nội khoa
Hết hẳn Chỉ bớt Có thể lành tính Nội khoa, theo dõi
Hết hẳn Không thay đổi Nghi ác tính Cần xét mổ
Không bớt Không đổi Rât nghi ác tính Nên mổ
Hết hoặc còn Tăng lên Chắc chắn ác tính Phải phẫu thuật

Xin lưu ý: một loét ác tính khi dùng Cimetidin có thể liền sẹo nhưng bản chất ác tính vẫn còn nên phải sinh thiết mới an tâm.

b. Chẩn đoán ung thư dạ dày giai đoạn muộn (giai đoạn 3):

Giai đoạn này chẩn đoán dễ nhưng không còn khả năng phẫu thuật nữa.
Chẩn đoán dựa vào:
– Khối u thượng vị không di động (do dính gan, tuỵ, đại tràng).
– Đã di căn hạch Troisier
– X-quang, nội soi dạ dày hoặc SOB loại trừ các K gan, tuỵ mạc treo.
– Bằng sinh thiết tổ chức di căn (hạch, gan).

c. Chẩn đoán phân biệt:

– Loét dạ dày lành tính dựa vào soi và sinh thiết.
– U lành của dạ dày:
+ X-quang thấy một hình khuyết đều, tròn nếu phát triển trên một bề mặt dạ dày, hình viên phấn (segment de cercle) nếu nằm trên bờ cong. Gần hình khuyết niêm mạc mềm mại nguyên vẹn tới sát khối u.
+ Dựa vào nội sinh thiết:
– Viêm dạ dày phì đại: dựa vào nội soi và sinh thiết.
– Giãn tĩnh mạch vùng đáy dạ dày: có hình giả u của Kirkling, chẩn đoán dựa vào soi dạ dày.
– K của các cơ quan gần dạ dày: tuỵ, đại tràng, dựa vào X-quang

6. Các thể lâm sàng:

a. K tiền môn vị:

– Thường gặp nhất
– Nhanh chóng có hội chứng hẹp môn vị

b. K tâm vị

– Có các triệu chứng của UTDD: đau, rối loạn tiêu hoá…
– Các dấu hiệu khác: nuốt nghẹn như K thực quản, đau nhiều do dây thần kinh hoành bị kích thích, dịch dạ dày trào ngược lên thực quản.
– Chụp dạ dày tư thế Trendelenburg mới phát hiện được (tư thế đầu lộn ngược).
– Soi thực quản có giá trị chẩn đoán K tâm vị.

c. UTDD thể đét:

– Lâm sàng: đầy hơi, khó tiêu và nôn xuất hiện sớm, ỉa chảy nhiều, gầy sút suy mòn nhanh.
– X-quang dạ dày có hình đồng hồ cát.
– Nội soi sinh thiết: thành dạ dày cứng, màu xà cừ.

7. Tiến triển và biến chứng:

a. Tiến triển:

Không được phẫu thuật dạ dày chắc chắn dẫn đến tử vong, chỉ có 2% sống thêm được >5 năm.

b. Biến chứng:

– Chảy máu tiêu hoá 5%
– Hẹp môn vị (1/3 số ca K dạ dày hẹp môn vị ít hoặc nhiều).
– Thủng dạ dày: 6%
– Di căn: 70% (palmer)
+ Hạch địa phương: 58%
+ Thực quản 19%
+ Tuỵ: 16%
+ Vào gan: 47%
+ Vào phổi: 18%
+ Đại tràng: 14%
+ Các nơi khác: túi mật, sinh dục nữ, xương…
Chết suy mòn hoặc sau 1 trong các biến chứng trên.

B. CÁC LOẠI UNG THƯ KHÁC CỦA DẠ DÀY:

1. Lympho dạ dày không phải Hodgkin:

a. Thường gặp:

– Chiếm khoảng 3% trong các loại K dạ dày
– Thường ở xa tâm và môn vị, gần góc bờ cong bé.

b. Tiên lượng:

– Tương đối tốt so với loại Lympho dạ dày nguyên phát so với K biểu mô tuyến, 40% sống được 5 năm (trong 257 ca). Nếu không có tổn thương hạch 50% sống được 5 năm. Nếu có hạch chỉ sống được 27%. Thường hạch ở thân tạng và trước động mạch chủ.
– Tiến triển tại chỗ nhưng có thể ra ngoài hệ tiêu hoá: vòm họng, hạch ngoại vi, các tạng khác…
– Với Lympho dạ dày thứ phát: có tiên lượng xấu, tuỳ thuộc vào bệnh toàn thân.

2. U ác tính hiếm của dạ dày:

a. U nguồn gốc trung mô:

– Thuộc cơ: Sacom cơ trơn (Leiomyosarcome), Sarcome cơ vân (Rhabdommyosarcome). Sarcome cơ trơn hay gặp hơn và có thể điều trị khỏi bằng phẫu thuật.
– Thuộc tổ chức liên kết (Fibrosarcome)…
– Thuộc thần kinh và liên quan (Schawanome)…
– Thuộc mạch máu (Angiosarcome)…

b. U nguồn gốc biểu mô:

– U carcinoit: hội chứng u carcinoit có: da đỏ ửng, đi lỏng, các biểu hiện về tim, di căn gan.
Tiên lượng chung tốt mặc dù đã có di căn, sống lâu được nhiều năm.
– Carcinome dạng biểu bì
– Carcinosarcome: về mô học có cấu trúc giữa u trung mô và biểu mô.

c. Tổn thương do di căn kế cận:

– Có nguồn gốc từ phế quản, vú, thận, tinh hoàn, ung thư rau.
Melannome ác tính.
Carcinome tuỵ, K đại tràng, K gan có thể xâm nhiễm vào dạ dày.

III. ĐIỀU TRỊ UNG THƯ DẠ DÀY:

A. ĐIỀU TRỊ K BIỂU TUYẾN MÔ DẠ DÀY:

1. Điều trị dự phòng:

– Phát hiện sớm UTDD ở người trên 40 tuổi có những rối loạn tiêu hoá cần được soi, X-quang, sinh thiết nếu có K cắt bỏ dạ dày sớm.
– Quản lý và điều trị kịp thời những người có bệnh lý tiền K hoặc có nhiều khả năng K (cắt polyp dạ dày, điều trị các bệnh nhân viêm niêm mạc dạ dày).

2. Điều trị triệt để:

Điều trị triệt để chủ yếu phẫu thuật cắt dạ dày:
– Cắt bán phần dạ dày rộng: phần dạ dày bị K, các mạc nối lớn, tất cả các hạch di căn và nghi ngờ di căn, có khi cắt cả lách, một phần tuỵ (cắt 2/3, 1/4, 4/5 dạ dày + hạch).
– Trước đây do tỷ lệ tử vong trong 30 ngày đầu khá cao 21% (Leowy) do choáng hoặc bục miệng nối. Hiện nay từ 1959 chỉ còn 5,8% (Mouchet). Kết quả lâu dài có sự khác nhau tuỳ tác giả: sống sau 5 năm 8% (Leron), 18% (Mouchet), 14% (N.V.Vân).
– Cắt toàn bộ dạ dày: khối u quá lớn hoặc lan rộng có nhiều di căn hạch, tỷ lệ tử vong cao. Sau mổ 15 ngày có thể tiêm 5 FU với liều 10mg/1kg/24h pha 500ml HTN 5% truyền tĩnh mạch trong 4 ngày. Nếu bệnh nhân dung nạp thuốc có thể tiêm tiếp 4 liều như trên nhưng cách nhật.
– Tử vong mổ khá cao: 23% (Mouchet), 25% (Sortal), 9,4% (Lahey), 17% (N.V.Vân, N.Đ.Hối).
– Sống còn trên 5 năm: 17% (Mouchet), 12% (Lahey), 8% (N.V.Vân)

3. Điều trị tạm thời:

Trong điều kiện không được điều trị triệt để: mở thông dạ dày nối thông dạ dày- ruột chay, nối thông hỗng tràng. Hoặc dùng hoá chất 5FU liều 15mg/kg/24h trong 2-3 ngày rồi hạ xuống 7,5mg/kg/24h cách nhật cho u nhỏ lại trong 5-6 tháng. Rất tiếc có bệnh nhân lại bị chết sớm hơn vì bị suy tuỷ xương.
HVQY có thuốc Phylamine có tác dụng hỗ trợ chống K: viên 0,10 x 6v/24h x 20 ngày, nghỉ 10 ngày, dùng trong 3 năm.

B. LYMPHO DẠ DÀY KHÔNG PHẢI HODGKIN:

Điều trị có kết quả phẫu thuật kết hợp với tia xạ và hoá chất.
Phẫu thuật cắt rộng dạ dày nhưng không nạo hạch

IV. TIÊN LƯỢNG CHUNG CỦA UTDD:

Tiên lượng chung phụ thuộc vào các yếu tố sau:
– Thể bệnh: K thể loét tiên lượng nhẹ hơn loại xâm nhiễm, sùi
– Vị trí K ở trên 1/3 dạ dày nặng hơn K ở đoạn giữa và dưới dạ dày.
– Xâm nhập theo chiều sâu: càng ăn sâu càng nặng. Nếu hạch không bị xâm nhiễm tỷ lệ sống còn 80%. Nếu thanh mạc bị thì tỷ lệ hạ xuống còn 40%, khi tổn thương qua lớp thanh mạc thì chỉ còn 18%.
– Về mô bệnh học: tiên lượng càng kém nếu u kém biệt hoá. Nếu nhiều lympho xâm nhiễm mạnh tiên lượng tốt hơn.
– Sự xâm nhập vào hạch là một yếu tố tiên lượng chủ yếu sau mổ.
+ Nếu mọi cái đều giống nhau mà không có tổn thương hạch thì tỷ lệ sống 45%. Nếu hạch bị xâm chiếm tỷ lệ sống 12%.
+ Nếu hạch xa bị tổn thương tiên lượng càng xấu. Hạch càng dễ bị tổn thương khi tế bào K ít biệt hoá.
+ Khi đại thể là ít thâm nhiễm, khi tổn thương K càng ăn sâu vào thành dạ dày (<10% đối với K thuần tuý ở niêm mạc, >80% nếu thanh mạc đã bị K xâm nhiễm) hoặc khi K ở vị trí trên cao của dạ dày. K ở phần trên dạ dày hay có tổn thương vào hạch rất cao, đặc biệt 2/3 số ca đã có tổn thương ở các hạch tuỵ, lách và thường là tiềm tàng.

Căn bệnh nguy hiểm gây tử vong hàng đầu tại Việt Nam

Ung thư dạ dày là căn bệnh có tỉ lệ tử vong đứng hàng thứ 2 (10,4%) chỉ sau ung thư phổi (17,8%) và cao hơn tỉ lệ tử vong bởi ung thư gan (8,8%).

Ung thư dạ dày là căn bệnh nguy hiểm thường gặp ở nước ta. Theo số liệu thống kê chung, ung thư dạ dày ở Việt Nam đứng thứ 4 sau ung thư phổi, ung thư vú và ung thư đại trực tràng.

Mỗi năm nước ta có thêm từ 15.000 – 20.000 trường hợp mắc ung thư dạ dày.

Ung thư dạ dày là căn bệnh có tỉ lệ tử vong đứng hàng thứ 2 (10,4%) chỉ sau ung thư phổi (17,8%) và cao hơn tỉ lệ tử vong bởi ung thư gan (8,8%).

Là căn bệnh nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao nếu không được phát hiện kịp thời nhưng thực tế, việc phát hiện ung thư dạ dày ở nước ta còn gặp nhiều khó khăn. Có đến trên 75% bệnh nhân bị ung thư dạ dày khi đi khám thì bệnh đã tiến triển đến giai đoạn cuối.Căn bệnh nguy hiểm gây tử vong hàng đầu tại Việt Nam

Vì vậy, tỉ lệ tử vong vì ung thư dạ dày của nước ta cao gấp 4 – 5 lần so với các nước trong khu vực như Lào, Thái Lan, Phi-lip-pin.

Để phòng tránh và phát hiện sớm căn bệnh này, không gì hơn là mỗi người dân tự trang bị cho mình những kiến thức về việc phòng bệnh và những dấu hiệu thường gặp có thể là triệu chứng của ung thư dạ dày để có biện pháp can thiệp y tế sớm nhất.

1. Những người có nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày:

– Người uống rượu bia, hút thuốc lá: Thuốc lá và rượu bia làm cho tế bào niêm mạc dạ dày phải chịu đựng nhiễm độc kéo dài gây đột biến gen và có thể gây ung thư.

– Người bị viêm loét dạ dày mãn tính: Người bị viêm loét dạ dày mãn tính thường có nhiễm trùng vi khuẩn HP trong ổ loét có thể bị ung thư dạ dày với tần suất cao hơn.

– Những người có các khối u lành tính (gọi là các polip) có thể bị ung thư dạ dày.

– Người có thói quen ăn uống xấu như ăn nhiều thịt nướng, dưa cà muối có nguy cơ ung thư dạ dày do cơ thể tích lũy nhiều độc chất gây ung thư.

– Người béo phì, những người có bố mẹ đẻ, anh chị em ruột mắc ung thư dạ dày cũng có nguy cơ mắc cao hơn.

– Người trên 50 tuổi: Tuổi càng cao càng có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn. Nhưng những người trẻ nếu mắc ung thư dạ dày thì rất nguy hiểm do nhanh tái phát và di căn.

Khi ung thư dạ dày tiến triển, có thể bạn sẽ cảm thấy chướng bụng (Ảnh minh họa)

Khi ung thư dạ dày tiến triển, có thể bạn sẽ cảm thấy chướng bụng (Ảnh minh họa)

2. Những triệu chứng ung thư dạ dày:

– Đau bụng, khó chịu ở bụng: Cảm giác đầy bụng, tức bụng có thể là một dấu hiệu đầu tiên của ung thư dạ dày. Ngoài ra có thể bạn còn có thể gặp tình trạng ợ nóng, khó tiêu quá mức, đau nhói ở bụng…

– Khó nuốt:

– Giảm cân đột ngột

– Buồn nôn và nôn: Nếu như bạn có tình trạng buồn nôn và nôn không mất đi hoặc ngày càng nghiêm trọng, nhất là có máu trong chất nôn thì nên đi kiểm tra ngay.

– Cảm giác chướng bụng: Khi ung thư dạ dày tiến triển, có thể bạn sẽ cảm thấy chướng bụng. Chướng bụng có thể là do sự tích tụ chất lỏng hoặc khối u phát triển. Bụng bạn trông lớn hơn, phình to ngay cả khi không tăng cân hoặc lúc đang đói.

– Có máu trong chất nôn hoặc trong phân

3. Phòng bệnh ung thư dạ dày:

– Hạn chế ăn đồ muối

Các thực phẩm như cá muối, dưa cà muối tuy rất tiện lợi và dễ ăn nhưng chúng lại chứa khá nhiều nitrit và amin thứ cấp khi vào dạ dày có thể kết hợp thành chất Nitrosamines cực độc gây ung thư.

– Hạn chế đồ hun khói, đồ ăn nhiều dầu mỡ được chế biến dưới nhiệt độ cao

Thịt hun khói cũng như các đồ nướng, chiên xào thường được chế biến với nhiệt độ cao, thậm chí là chế biến với loại dầu ăn tái sử dụng nhiều lần có chứa có chứa nhiều chất gây ung thư như benzopyrene.

– Không ăn những thực phẩm nấm mốc

Một số loại thực phẩm mốc như gạo, ngô, đậu phộng có thể chứa loại chứa chất gây ung thư cực độc.

– Từ bỏ thói quen hút thuốc lá và hạn chế uống rượu bia

Hút thuốc lá và nghiện rượu bia là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh ung thư, trong đó có ung thư dạ dày.

– Có thói quen ăn uống hợp lý

Tập thói quen ăn uống đúng giờ và ăn chậm nhai kỹ giúp giảm bớt gánh nặng cho dạ dày và hạn chế thấp nhất những tổn thương cho niêm mạc dạ dày. Không nên ăn quá mặn.

– Ăn nhiều rau quả tươi

Rau quả là nguồn cung cấp chất  xơ và vitamin dồi dào. Tăng cường vitamin A,B,E giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày và phòng tránh ung thư hiệu quả.

NHiễm HP – Cảnh giác với nguy cơ ung thư dạ dày

VI KHUẨN HP LÀ GÌ?

HP – tên viết tắt của vi khuẩn Helicobacter pylori hoặc H. pylori – một loại vi khuẩn Gram âm, hình xoắn sống trong lớp chất nhầy bao phủ niêm mạc bên trong dạ dày của con người.

Để tồn tại trong môi trường axit khắc nghiệt của dạ dày, HP tiết ra một enzyme gọi là urease, phân hủy ure thành amoniac làm trung hòa axit dịch vị xung quanh nó. Ngoài ra, với cấu tạo 4 – 6 lông mảnh ở đầu, chúng có khả năng luồn sâu xuống phía dưới lớp nhầy, nơi có môi trường trung tính hơn, thậm chí chúng có thể gắn vào các tế bào niêm mạc của dạ dày.

Cách mà HP tấn công dạ dày của bạn

Mặc dù các tế bào miễn dịch thông thường của cơ thể có thể nhận ra và tấn công vi khuẩn HP, nhưng các tế bào miễn dịch lại không thể tới được vùng niêm mạc dạ dày – nơi mà HP có thể cư trú. Ngoài raHP còn có khả năng làm gián đoạn phản ứng miễn dịch, do đó việc loại trừ HP của hệ miễn dịch kém hiệu quả.

HP đã tồn tại cùng với sự tồn tại của con người từ hàng ngàn năm nay, tình trạng nhiễm HP ngày càng trở nên rất phổ biến. Theo ước tính của trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC – Hoa Kỳ), có khoảng hai phần ba dân số thế giới nhiễm vi khuẩn HP. Trong đó, tỷ lệ nhiễm ở các nước đang phát triển cao hơn nhiều so với ở các nước phát triển. Xong không phải tất cả những người nhiễm HP đều bị bệnh. Chúng là yếu tố nguy cơ chính đối với viêm loét dạ dày – tá tràng và là thủ phạm của phần lớn các vết viêm loét xuất hiện ở dạ dày và tá tràng – phần đầu của ruột non (H. pylori gây ra hơn 90% trường hợp loét tá tràng và 80% trường hợp loét dạ dày).

Năm 1994, cơ quan Quốc tế nghiên cứu về Ung thư phân loại H. pylori như một chất sinh ung thư hoặc tác nhân gây ung thư ở người, mặc dù kết quả vẫn còn mâu thuẫn vào thời điểm đó. Kể từ đó, sự xuất hiện của HP trong dạ dày ngày càng được chấp nhận là một nguyên nhân quan trọng của ung thư dạ dày và ung thư hạch bạch huyết ( lymphoma MALT).

UNG THƯ DẠ DÀY VÀ NHỮNG CON SỐ ĐÁNG BÁO ĐỘNG

Các nhà khoa học phân chia ung thư dạ dày làm 2 loại: ung thư tâm vị dạ dày (Gastric cardia cancer) – bao gồm cả thực quản và ung thư không phải tâm vị (Non-cardia gastric cancer) – tức ung thư xuất hiện ở các phần còn lại của dạ dày.

 

Theo Viện Ung thư quốc gia của Mỹ (National Cancer Institute) ước tính, có khoảng 21.600 người Mỹ được chẩn đoán mắc ung thư dạ dày và 10.990 người chết vì ung thư này trong năm 2013. Đây là nguyên nhân thứ hai gây ra tử vong vì ung thư trên thế giới, giết chết khoảng 738.000 người vào năm 2008. Đối với các nước trong khu vực châu Á và Nam Mỹ, tỷ lệ người mắc ung thư dạ dày còn nhiều hơn so với Mỹ các nước phương Tây.  Ở Việt Nam, theo thống kê của Tổ chức ghi nhận ung thư toàn cầu thì mỗi năm ở nước ta có từ 11000 – 12000 người mắc mới bệnh ung thư dạ dày và hơn 8000 người tử vong. Đây là những con số đáng báo động.

BẰNG CHỨNG NÀO CHỨNG MINH HP GÂY RA UNG THƯ DẠ DÀY?

Các nghiên cứu dịch tễ học đã chỉ ra rằng, những cá nhân nhiễm HP có nguy cơ cao bị ung thư tế bào tuyến dạ dày. Ví dụ,  một phân tích kết hợp của 12 nghiên cứu bệnh chứng về vi khuẩn HP và bệnh ung thư dạ dày vào năm 2001đã ước tính rằng nguy cơ ung thư tế bào tuyến của dạ dày ở vùng không phải tâm vị tăng gần sáu lần ở những người bị nhiễm H. pylori so với những người không bị nhiễm.

Một bằng chứng khác về mối liên hệ giữa việc nhiễm HP và ung thư dạ dày là một nghiên cứu thuần tập tiến cứu như anpha – tocopherol, beta – carotene ở Phần Lan trên 30 nghìn nam giới hút thuốc ở độ tuổi từ 50 – 69, được theo dõi từ năm 1985 – 1999. Mục đích của nghiên cứu là xác định xem việc bổ sung alpha – tocopherol hoặc beta – carotene hoặc cả hai có làm giảm số ca ung thư phổi và các ung thư khác hay không. Tình trạng nhiễm HP được xác định thông qua xét nghiệm máu tìm kháng thể kháng lại HPcủa mỗi bệnh nhân. Kết quả cho thấy, cá nhân nhiễm HP có nguy cơ cao hơn 4 lần bị ung thư dạ dày so với nhóm đối.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHẨN ĐOÁN HP?

Một số phương pháp xét nghiệm có thể sử dụng để chẩn đoán nhiễm HP như:

– Xét nghiệm máu tìm kháng thể chống lại HP. Tuy nhiên kháng thể này tồn tại trong máu trong thời gian khá dài, kể cả khi người bệnh đã hết nhiễm HP. Do vậy xét nghiệm này không có tính đặc hiệu, không thể xác định chính xác hiện tại người bệnh có còn nhiễm HP hay không.

 

Test hơi thở kiểm tra HP

– Kiểm tra hơi thở (test thở): Phương pháp này sử dụng carbon đánh dấu C13 hoặc C14 để kiểm tra sự có mặt của men urease do vi khuẩn HP tiết ra. Men này phân hủy ure thành CO2 và amoniac, nếu có HP sẽ thu được CO2 có chứa cacbon đánh dấu trong khí thở ra. Xét nghiệm này có độ nhạy và độ đặc hiệu cao, chính xác, đơn giản và an toàn.

– Xét nghiệm qua nội soi dạ dày: Thông qua nội soi, bác sĩ sẽ lấy mẫu bệnh phẩm từ niêm mạc dạ dày (sinh thiết) để làm một số xét nghiệm chẩn đoán HP như: clo – test; sử dụng kính hiển vi; nuôi cấy tìm vi khuẩn.

NHỮNG AI NÊN ĐƯỢC CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ NHIỄM TRÙNG HP?

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh, người có bệnh lý viêm loét dạ dày – tá tràng đang trong giai đoạn hoạt động hoặc có tiền sử viêm loét dạ dày – tá tràng nên xét nghiệm để kiểm tra sự có mặt của HP. Và nếu có sự nhiễm trùng vi khuẩn này, họ cần phải được điều trị. Những bệnh nhân phẫu thuật cắt bỏ ung thư dạ dày giai đoạn sớm hoặc u MALT mức độ thấp cũng được khuyến cáo xét nghiệm và điều trị nhiễm trùng HP.

DIỆT HP NHƯ THẾ NÀO?

Theo tây y, thời gian điều trị HP thường kéo dài từ 10 ngày đến 2 tuần. Với phác đồ kết hợp 1 – 2 thuốc kháng sinh, chẳng hạn như amoxicillin, tetracyclin (không dùng cho trẻ dưới 12 tuổi), metronidazol hoặc clarithromycin cùng với 1 thuốc bismuth bao phủ ổ loét hoặc 1 thuốc ức chế tiết axit (thuốc kháng histamin H2 hoặc thuốc ức chế bơm proton). Sự kết hợp của các thuốc như vậy sẽ giúp nâng cao hiệu quả của kháng sinh chống lại HP, chữa lành vết loét và giảm các triệu chứng liên quan như đau bụng, buồn nôn….

Hiện nay, đã có 8 phác đồ điều trị HP được cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) phê chuẩn. Tuy nhiên, tỷ lệ diệt trừ HP từ các phác đồ đó cũng không đạt hiệu quả tối đa, hiệu quả điều trị từ các phác đồ chỉ dao dộng trong khoảng 61 – 94 %. Điều này được giải thích là do tình trạng kháng kháng sinh ngày càng tăng và sự không tuân thủ của bệnh nhân trong điều trị. Mặt khác việc điều trị bằng thuốc tây gây ra cho bệnh nhân rất nhiều tác dụng không mong muốn, do đó việc sử dụng thuốc tây y diệt HP đang là vấn đề còn nhiều bất cập.

4 nhóm bệnh nhân có nguy cơ mắc viêm loét dạ dày cao nhất

Viêm loét dạ dày – tá tràng có tỉ lệ mắc cao nhất trong tất cả các bệnh lí về tiêu hóa. Nguyên nhân bởi ai cũng có NGUY CƠ mắc bệnh.

Viêm loét dạ dày – tá tràng hiện nay đang là căn bệnh phổ biến nhất trong các bệnh về đường tiêu hóa. Theo hội khoa học tiêu hóa Việt Nam, có đến 70% người Việt có nguy cơ bị viêm loét dạ dày. Bạn hay tôi cũng có thể có nguy cơ mắc bệnh. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu4 nhóm người có nguy cơ mắc viêm loét dạ dày – tá tràng cao.

Viêm loét dạ dày tá tràng là gì ?

Trước hết, các bạn cần hiểu thế nào là “Viêm loét dạ dày – tá tràng ?”. Viêm loét dạ dày là tình trạng xuất hiện một hay nhiều các vết viêm, loét trên bề niêm mạc dạ dày tạo cảm giác đau đớn cho người bệnh. Viêm loét dạ dày là một căn bệnh mãn tính nguy hiểm, có tỉ lệ mắc cao nhất trong các bệnh về đường tiêu hóa. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, dễ tái phát và dễ biến chứng thành các bệnh nguy hiểm (chảy máu dạ dày, thủng dạ dày, ung thư dạ dày…)

Những nhóm người có nguy cơ viêm loét dạ dày cao

1. Thường xuyên sử dụng thuốc lá và bia rượu.

Có hơn 4000 loại hóa chất khác nhau trong khói thuốc lá, hơn 200 loại trong đó là chất có hại cho sức khỏe. Không chỉ gây ra các bệnh về hô hấp, nicotine trong thuốc lá làm cơ thể tăng tiết cortisol, gián tiếp làm lượng acid dạ dày tăng cao, gây viêm loét dạ dày. Ngoài ra, việc hút thuốc thường xuyên gây khô miệng, giảm tiết nước bọt cũng góp phần làm giảm khả năng trung hòa acid dạ dày của nước bọt.

Theo con số ước tính thì có khoảng 41% nam giới và 33% phụ nữ mắc viêm loét dạ dày có thể là do hút thuốc lá. Hút thuốc lá có thể làm tăng quá trình bài tiết pepsin, thúc đẩy trào ngược dạ dày – tá tràng. Nó trực tiếp làm giảm lưu lượng máu trong niêm mạc dạ dày, ngăn cản dạ dày bài tiết chất nhầy, prostaglandin trong dạ dày và quá trình tái tạo tế bào làm cho vết loét lâu lành hơn.

dau-bung-kinh-cfe48
Sử dụng rượu bia thường xuyên tăng nguy cơ mắc viêm loét dạ dày – tá tràng

Bên cạnh đó, sử dụng chất có cồn như rượu bia cũng rất có hại cho dạ dày. Nó cũng giống như khói thuốc, sẽ phá hủy lớp bảo vệ niêm mạc dạ dày. Còn men rượu sau khi ngấm vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành acetaldehyde, chất này nếu chứa quá nhiều trong cơ thể sẽ gây ra các tổn thương về gan. Khi đó gan sẽ bị tổn thương và dẫn đến tiêu hóa kém. Dạ dày cũng theo đó mà kém đi từng ngày dẫn đến viêm loét.

Chính vì vậy, những người hút thuốc lá và sử dụng rượu bia có nguy cơ mắc bệnh cao hơn và khó điều trị hơn những người không hút thuốc và sử dụng bia rượu.

2. Nhóm người có thói quen sinh hoạt thiếu khoa học

Nếp sống, thói quen sinh hoạt thiếu khoa học như thức khuya, bỏ bữa sáng, ăn uống vội vàng, ăn không đúng giờ giấc, ăn quá no hoặc để cơ thể bị đói quá lâu, ăn đêm, lười vận động… là một trong những yếu tố khiến cơ thể bạn dễ mắc các bệnh về tiêu hóa đặc biệt là viêm loét dạ dày. Lối sống không lành mạnh như vậy sẽ khiến quá trình tiêu hóa thức ăn trong dạ dày bị rối loạn dẫn đến đầy bụng, khó tiêu. Khi thức ăn bị ứ trệ thì dạ dày sẽ phải tiết ra nhiều acid HCl hơn mức bình thường để tiêu hóa chúng. Việc này khiến niêm mạc dạ dày bị bào mòn, một thời gian dài sẽ khiến niêm mạc dạ dày bị ăn mòn nghiêm trọng sẽ dẫn đến viêm loét.

3. Thường xuyên sử dụng thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAID)

Lạm dụng thuốc dạng NSAID gây viêm loét dạ dày
Lạm dụng thuốc dạng NSAID gây viêm loét dạ dày

Những người thường xuyên sử dụng các loại thuốc giảm đau để kiềm chế các cơn đau của cơ thể thường không lường trước được những tác dụng phụ nguy hiểm của thuốc. Các loại thuốc chống viêm không steroid (NASAID) như phenylbutazone, ibuprofen, indomethacin, aspirin đều có thể gây hại cho cơ thể bởi chúng tạo ra cảm giác giảm đau nhờ cơ chế ức chế tổng hợp prostaglandin (là chất có vai trò bảo vệ niêm mạc dạ dày). Vì vậy, việc thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau sẽ khiến niêm mạc dạ dày bị bào mòn và không còn khả năng bảo vệ dạ dày sẽ dẫn đến viêm loét dạ dày – tá tràng.

4. Một số nhóm khác có nguy cơ mắc viêm loét dạ dày cao.

Một số nhóm người cũng có nguy cơ mắc viêm loét dạ dày cao như: nhóm người cao tuổi, nhóm người thừa canxi máu, nhóm người có tiền sử viêm loét.
Những người cao tuổi thường cũng là những người mắc chứng tăng canxi máu, đặc biệt là phụ nữ cao tuổi ở giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh. Đối với những người có tiền sử viêm loét thì bệnh có thể tái phát bất cứ lúc nào nếu không được điều trị triệt để bởi bệnh có tính chất mãn tính, dễ tái phát.

Lời khuyên cho bạn !

Để giảm thiểu những nguy cơ dẫn đến viêm loét dạ dày. Các bạn nên tự tạo cho mình một lối sống lành mạnh, khoa học như ăn ngủ nghỉ đúng giờ giấc, siêng năng vận động. Hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc lá, rượu bia và các chất có cồn. Không nên tự ý sử dụng các loại thuốc kháng viêm không chứa steroid cách bừa bãi, không có sự chỉ định của bác sĩ. Và đặc biệt mỗi người nên tự trang bị cho mình một lượng kiến thức nhất định về cách phòng tránh các bệnh về tiêu hóa như viêm loét dạ dày tá tràng.

Cách điều trị chứng đầy bụng khó tiêu hiệu quả

Cách điều trị chứng đầy bụng khó tiêu hiệu quả

dau-bung-kinh-cfe48Đầy bụng khó tiêu là hiện tượng thường xảy ra sau khi ăn, cho người ta cảm giác no hơi chướng bụng, cảm giác bụng căng phồng no dù có cảm giác hơi đói nhưng ăn được tí là cảm thấy no tức bụng không ăn nổi, điều này khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, chán ăn, có khi có cảm giác muốn nôn. Vậy cách điều trị chứng đầy bụng khó tiêu hiệu quả nhất là gì?

Cách trị chứng đầy bụng khó tiêu

Nguyên nhân gây đầy bụng khó tiêu

  • Do ăn uống: ăn nhiều tinh bột, chất béo, ăn nhanh, không nhai kĩ, ăn xong rồi nằm luôn …
  • Do sử dụng chất kích thích như rượu, bia, cà phê …
  • Do nuốt nhiều khí trong khi ăn.
  • Do hệ tiêu hóa kém: thiếu dịch men tiêu hóa hoặc giảm nhu động dạ dày hoặc do thiếu mật giúp tiêu hóa chất béo …
  • Do mắc bệnh tiêu hóa như viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản …
  • Do nhiễm vi khuẩn H.Pylori hay do dùng thuốc chữa bệnh …

Trị chứng đầy bụng khó tiêu, meo tri chung day bung kho tieu

Mẹo dân gian trị chứng đầy bụng khó tiêu hiệu quả

  • Nướng gừng chín rồi cạo sạch vỏ, giã nát cho vào chén, sau đó cho ít nước nóng vào và uống hết cả cái lẫn nước, có thể cho chút đường vào cho dễ uống.
  • Thái gừng chấm với muối tinh để nhai ăn cũng có tác dụng hiệu quả.
  • Pha 1 thìa nhỏ nước cốt chanh, 1 thìa nhỏ gừng giã nát, 1 thìa nhỏ mật ong, với 2 thìa nước sôi nóng, trộn đều hỗn hợp và uống sẽ giảm chứng đầy bụng khó tiêu của bạn ngay lập tức.

Thuốc trị chứng đầy bụng khó tiêu

  • Thuốc chống axit, chống tiết axit và chống đầy hơi do thừa axit dịch vị như maalox plus, phosphalugel, gasvicon, pepsan… giúp trung hoà axit, chống đầy hơi trong dạ dày.
  • Thuốc điều hòa sự co bóp dạ dày như metoclopramid, domperidon (motilium-M) … giúp dạ dày co bóp đẩy thức ăn xuống dạ dày tốt hơn.
  • Thuốc men tiêu hóa như neopeptin, alipase, festal … có thể dùng thêm thuốc hỗ trơ sự tiết mật (chophytol) giúp dạ dày tiêu hóa tốt hơn.

Trên đây là các cách điều trị chứng đầy bụng khó tiêu hiệu quả mà mọi người nên biết, để phòng trừ khi gặp phải trường hợp này có cách điều trị hiệu quả. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh.

Cách phòng và bài thuốc trị viêm dạ dày hiệu quả tại nhà

Cách phòng và bài thuốc trị viêm dạ dày hiệu quả tại nhà

Viêm dạ dày được xem là một bệnh khá phổ biến trong thời đại công nghiệp hiện nay, là một căn bệnh dễ phòng ngừa và điều trị, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách phòng ngừa sao cho tốt và điều trị sao cho hiệu quả khiến bệnh kéo dài ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống. Dưới đây là cách phòng và bài thuốc trị viêm dạ dày hiệu quả tại nhà mà các bạn nên biết.

Cách phòng ngừa và bài thuốc trị viêm dạ dày

Cách phòng bệnh viêm dạ dày

  • Từ bỏ những thói quen ăn uống không tốt có thể dẫn đến bệnh viêm dạ dày như:bzoaz2ibr9ntzl0zu
    – Hạn chế ăn nhanh, uống vội.
    – Không nên vừa ăn, vừa làm việc.
    – Không ăn quá no hoặc để bụng quá đói, nên ăn nhiều bữa trong ngày, tránh ăn một bữa quá no sẽ khiến dạ dày bị quá tải hoạt động.
    – Không ăn khuya quá nhiều, trước khi đi ngủ nếu cảm thấy đói bụng chỉ nên uống một ly sữa ấm vùa không hại dạ dày lại vừa giúp bạn ngủ ngon.
    – Đảm bảo ăn uống hợp vệ sinh, ăn chín uống sôi để tránh cho dạ dày không bị nhiễm khuẩn gây viêm.
    – Hạn chế sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn và tuyệt đối không uống rượu bia khi bụng đói thì nguy cơ bị viêm dạ dày càng cao hơn nữa đấy.
    – Không ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, đây còn là biện pháp giúp bạn bảo vệ hàm răng chắc khỏe nữa đấy.
    – Ăn uống điều độ, đảm bảo giờ giấc để tạo ra cho dạ dày nhịp sinh học ổn định, khi bạn ăn sẽ tiết nhiều dịch vụ để tiêu hóa và ngược lại, như thế bạn đã tạo điều kiện để dạ dày thư giãn, nghỉ ngơi chuẩn bị cho các hoạt động tiếp theo rồi đấy.
  • Tránh xa các loại thực phẩm không tốt cho dạ dày:
    – Thực phẩm có vị chua: cóc, xoài, dưa muối, chanh,…khi ăn vào làm cho lượng a xit trong dạ dày tăng lên gây viêm dạ dày.
    – Thực phẩm cay nóng: Ớt, tiêu, mù tạt, hành, … là những thực phẩm kích thích dạ dày tiết nhiều dịch vị gây tổn thương dạ dày.
    – Cà phê: Kích thích dạ dày tiết axit làm tăng nồng độ axit trong khoang dạ dày.
    – Thức uống có gas: Khi uống vào sinh khí nhiều làm dạ dày phình to ra, gây trướng bụng đồng thời kích thích dạ dày tiết a xit nhiều hơn.
    – Muối: hạn chế ăn mặn nếu có thể vì những người ăn mặn có nguy cơ mắc bệnh viêm dạ dày cao hơn.
  • Duy trì cân nặng hợp lý, những người béo phì, thừa cân có nguy cơ mắc bệnh viêm dạ dày cao hơn đấy.
  • Không hút thuốc lá.hanh-phuc-gia-dinh1__17002_std
  • Thả lỏng cơ thể thoải mái, hạn chế stress và những căng thẳng đầu óc để dạ dày được hoạt động bình thường và hiệu quả, tránh trường hợp dạ dày bị quá tải gây viêm dạ dày và các biến chứng khác.
  • Hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, nếu cần thiết phải sử dụng hãy dùng loại ít gây hại dạ dày đồng thời tuyệt đối không uống thuốc khi bụng đang đói nhé.
  • Không thức quá khuya, hãy đi ngủ sớm ít nhất là trước 23 giờ để cơ thể được nghỉ ngơi và tái tạo sức khỏe.
  • Tập luyện thể dục thể thao điều độ mỗi ngày: Để nâng cao sức khỏe, tăng cường khả năng đề kháng giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động tốt, nhịp nhàng, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa hoạt động tốt sẽ là điều kiện quan trọng thúc đẩy sức khỏe của dạ dày bạn đấy.

Một số bài thuốc trị viêm dạ dày

Một số bài thuốc trị viêm dạ dày hiệu quả tại nhà, mot so bai thuoc tri viem da day hieu qua tai nha

  • Nước ép bắp cải: Mỗi ngày uống 20ml nước ép bắp cải vào buổi sáng và trước khi đi ngủ bệnh sẽ giảm rõ rệt và nếu kiên trì sử dụng sẽ khỏi hẳn;
  • Bột nghệ và mật ong: Sử dụng bột nghệ (nghệ đen hay nghệ vàng đều tốt) trộn đều với mật ong và ăn 3 thìa mỗi ngày có tác dụng điều trị bệnh viêm dạ dày rất hiệu quả; Bạn có thể trộn thêm viên nang vitamin E để uống để tăng thêm hiệu quả của bài thuốc nhé;
  • Nhựa của cây nha đam (lô hội): ép lấy nhựa của cây nha đam, đun với nước sối uống thay nước mỗi ngày có tác dụng kích thích tiêu hóa, nhuận tràng, làm lành vết viêm dạ dày;
  • Khoai tây: Rửa sạch, gọt vỏ, thái nhỏ, ép lấy nước, đun sối uống ngày 3 lần, mỗi lần 50ml cũng có tác dụng rất tốt đối với bệnh viêm dạ dày;
  • Cam thảo: Nhai và uống cam thảo hàng ngày có tác dụng giảm lượng a xit có trong dạ dày, giúp các tế bào thành dạ dày tăng thêm sức đề kháng;
  • Chè xanh: Uống nước chè xanh hàng ngày có tác dụng diệt các vi khuẩn gây hại trong dạ dày;
  • Uống nhiều nước ấm và nước ép tái cây tươi mỗi ngày để làm dịu dạ dày và tăng cường sức đề kháng của dạ dày nhé.

Những tư vấn về cách phòng và bài thuốc trị viêm dạ dày hiệu quả tại nhà trên đây sẽ giúp bạn đẩy lùi được căn bệnh khó chịu này trong giai đoạn đầu mới có triệu chứng và bệnh đang nhẹ. Nếu bạn có những triệu chứng biểu hiện chứng bệnh đã nặng hãy đến ngay bệnh viện để có những tư vấn điều trị phù hợp và hiệu quả nhưng cũng đừng quên những bài thuốc trên đây sẽ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nhanh hơn đấy. Nhưng quan trọng trước hết bây giờ bạn hãy “nạp” cho mình những kinh nghiệm phòng ngừa căn bệnh này đã nhé, “phòng bệnh hơn chữa bệnh mà”. Chúc bạn luôn có một sức khỏe tốt mỗi ngày.

Nguyên nhân, triệu chứng loét dạ dày tá tràng

Nguyên nhân, triệu chứng loét dạ dày tá tràng

Nguyên nhân, triệu chứng loét dạ dày tá tràng, nguyen nhan, trieu chung loet da day ta trangTuy không phải là bệnh phổ biến nhưng loét dạ dày lại đang có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ, đặc biệt là vấn đề tiêu hóa. Sau đây là một số nguyên nhân, triệu chứng loét dạ dày tá tràng ở trẻ mà bố mẹ nên biết.

Nguyên nhân, triệu chứng loét dạ dày tá tràng

Loét dạ dày tá tràng là gì?

Loét dạ dày – tá tràng là tình trạng có sự hiện diện của tổn thương loét trên niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng. Bệnh được chia làm 2 loại: tiên phát và thứ phát. Trong đó, hay gặp nhất là loét dạ dày thứ phát, do các tác nhân gây ảnh hưởng cấp tính đến niêm mạc dạ dày.

Loét dạ dày – tá tràng do vi khuẩn Helicobacter pylori gây nên. Sau khi xâm nhập cơ thể qua đường ăn uống như nước bọt, phân, dịch tiêu hóa, nguồn nước…, Helicobacter pylori sẽ chui vào lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, tại đây chúng tiết ra những chất làm kích thích dạ dày tiết nhiều acid hơn đồng thời làm suy yếu lớp nhầy bảo vệ và tiết ra một số độc tố làm tổn thương các tế bào nằm bên dưới lớp nhầy. Do đó niêm mạc dễ dàng bị ăn mòn bởi chất acid có trong dịch tiêu hóa của dạ dày, gây ra viêm loét dạ dày hay tá tràng.

Triệu chứng loét dạ dày tá tràng ở trẻ, trieu chung loet da day ta trang o tre

Nguyên nhân gây loét dạ dày tá tràng

  • Stress: Trẻ bị áp lực về học tập, gia đình, trẻ vừa trải qua chấn thương, trẻ thức khuya, … có nguy cơ loét dạ dày – tá tràng cao hơn những trẻ khác.
  • Trẻ có thể có dấu hiệu của bệnh loét dạ dày – tá tràng khi còn trong bụng mẹ.
  • Trẻ bị lây từ bố hoặc mẹ bị bệnh loét dạ dày thông qua đường ăn uống.
  • Trẻ bị ép ăn uống quá nhiều, ăn quá nhanh hoặc ăn nhiều chất chua, cay, mặn dễ dẫn đến loét dạ dày – tá tràng.
  • Trẻ bị loét do dùng các loại thuốc giảm đau, hạ sốt vượt quá liều lượng quy định.

Triệu chứng loét dạ dày tá tràng

  • Đau bụng: là triệu chứng thường gặp nhất ở trẻ. Trẻ có thể thấy đau vùng thượng vị hoặc quanh rốn, đau sau khi ăn hoặc vào lúc gần trưa, chiều. Cơn đau có thể lâm râm, âm ỉ nhưng cũng có khi đau bỏng rát vùng thượng vị. Các cơn đau này có thể bị nhầm với cơn đau do giun gây nên. Do đó, các loại thuốc tẩy giun sẽ không có tác dụng trong trường hợp này. Cơn đau có thể kéo dài hàng giờ, và âm ỉ suốt hàng tuần, thậm chí hàng tháng nếu không được phát hiện.
  • Nôn: trẻ dưới 2 tuổi khi bị loét dạ dày- tá tràng sẽ bị nôn kèm theo chảy máu dạ dày, chán ăn, chậm lớn. Trẻ lớn hơn ít gặp tình trạng này nhưng cũng dễ gây chán ăn.
  • Thiếu máu: Quá trình đau dạ dày sẽ dẫn đến tình trạng xuất huyết đường tiêu hóa. Nếu vết loét ăn mòn vào trong niêm mạc và dưới niêm mạc sẽ gây xuất huyết ồ ạt dẫn tới thiếu máu cấp tính.

Trên đây là các nguyên nhân, triệu chứng loét dạ dày tá tràng ở trẻ mà mọi người nên biết. Hãy có hiểu biết về bệnh và nhận ra nó sớm nhất để có thể phòng và điều trị bệnh hiệu quả nhất. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh.

3 kiểu đau bụng mà bạn nên cẩn thận

5 nguyên nhân đau dạ dày thường gặp

5 nguyên nhân đau dạ dày thường gặp

5 nguyên nhân đau dạ dày thường gặp, 5 nguyen nhan dau da day thuong gapCùng với sự phát triển của cuộc sống hiện đại ngày nay ,căn bệnh đau dạ dày cũng đang gia tăng với tốc độ đáng lo ngại. Theo thống kê thì cứ 100 người sẽ có khoảng 10 người mắc bệnh này,không loại  trừ lứa tuổi, kể cả trẻ nhỏ. Nhưng nếu bạn hiểu rõ được nguyên nhân gây bệnh thì bạn có thể phòng tránh được bệnh đau dạ dày dễ dàng hơn. Dưới đây là 5 nguyên nhân đau dạ dày thường gặp.

Thuốc lá

Tạm bỏ qua những tác hại khác của thuốc lá tới sức khỏe ,ở đây ta nói tới tác động của thuốc  lá tới bệnh dạ dày. Khi hút thuốc,các chất độc có trong đó ,chủ yếu là nicotine sẽ  thúc đẩy cơ thể  bài tiết  acid clohydric và pepsin-những chất trực tiếp ăn mòn niêm mạc dạ dày,ức chế sự tổng hợp Prostaglandin ,chất có vai trò bảo vệ và phục hồi nêm mạc ,thu hẹp các mạch máu dạ dày,từ đó dẫn tới tổn thương lớp bảo vệ này. Nicotine cũng khiến cholat có trong mật bị chảy ra ngoài đẫn tới dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng.

Thói quen ăn uống

Các thói quen ăn uống không tốt sau cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh viêm dạ dày:

    • Ăn quá nhanh: Khi ăn quá nhanh,thức ăn chưa kịp bị nghiền nát,nước bọt trong khoang miệng chưa kịp trung hòa với thức ăn,điều này sẽ tăng gánh nặng co bóp cho dạ dày. Hơn nữa,lúc ăn vào,dạ dày chưa kịp truyền tính hiệu cho não bộ và kết quả là,dịch trong dạ dày không kịp tiết ra để tiêu hóa.
    • Ăn trước khi đi ngủ: Khi thức ăn chưa kịp tiêu hóa hết mà bạn đã đi ngủ,lượng dư thừa sẽ phân hủy và lên men trong dạ dày,điều này sẽ dẫn tới đầy bụng và đau dạ dày. Do đó,nếu bạn có muốn ăn hay uống thứ gì trước khi đi ngủ thì cũng cần chú ý,cho dù đó là  thực phẩm dễ tiêu hóa như  sữa. Thời điểm tốt nhất cho bạn uống sữa là nửa tiếng trước khi nghỉ ngơi.
    • Ăn vặt : Nếu ăn vặt quá nhiều,dạ dày lúc nào cũng trong tình trạng phải hoạt động. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ khiến dạ dày mệt mỏi,lâu dần sẽ dẫn tới đau dạ dày.
    • Ăn không đúng bữa: Thông thường thì,nếu bạn ăn đúng vào một khoảng thời gian nào đó,dạ dày sẽ tiết ra dịch vị giúp thức ăn được tiêu hóa tốt hơn và bạn cũng sẽ cảm thấy ngon miệng hơn. Do  đó,khi ăn uống vào giờ giấc thất thường  không trùng với thời điểm đó,thành dạ dày sẽ co bóp trong tình trạng trống rỗng,lượng axit tiết ra sẽ gây hại cho chính cơ thể bạn.

Hoạt động ngay sau khi ăn: Khi ăn xong,não sẽ tập trung năng lượng cho dạ dày hoạt động. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu bạn “chia sẻ” năng lượng ấy cho các các động khác,đặc biệt là hoạt động trí óc? Lúc đó,quá trình tiêu hóa sẽ bị gián đoạn. Trái lại,ngủ ngay sau bữa ăn cũng cho hậu quả tương tự do quá trình tiêu hóa bị ngừng trệ.

Những_dấu_hiệu_cảnh_báo_sức_khỏe 3

Stress căng thẳng

Khi chúng ta ở tình trạng luôn căng thẳng mệt mỏi, các acid HCL sẽ tăng cường tiết dịch trong dạ dày, điều này khiến cho niêm mạc dạ dày bị tổn thương dễ dàng dẫn tới tình trạng đau dạ dày. Đây chính là một trong những lí do khiến bạn bị đau dạ dày.

Bia rượu

Chất cồn có trong bia rượu cực kì có hại cho dạ dày. Nó sẽ phá hoại lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Thêm vào đó, men rượu sau một quá trình sẽ  chuyển hóa thành acetaldehyde, khi chất này có quá nhiều trong cơ thể nó sẽ không thể bị chuyển hóa hết thành acetate, từ đó gây tổn thương gan. Theo chuỗi đó,khi gan bị tổn thương,tiêu hóa kém đi,dạ dày cũng vì thế mà kém đi từng ngày.

Vi khuẩn HP

Đây là yếu tố chính gây nên đau dạ dày. Khi  nó sống trong niêm mạc dạ dày,viêm dạ dày mãn tính  do loại vi khuẩn này có thể khiến niêm mạc dạ dày bị teo.từ đó khiến khả năng tiết acid bị suy giảm, gây nên hiện tượng chuyển sản niêm mạc ruột đẫn tới nguy cơ ung thư mô tuyến ở bao tử.

Trên đây là 5 nguyên nhân gây đau dạ dày thường gặp, nếu bạn có thể hiểu được và tránh xa các nguyên nhân này, bạn hoàn toàn có thể tránh xa bệnh đau dạ dày. Chúc bạn có một sức khỏe dồi dào.

5 dấu hiệu nhận biết bệnh đau dạ dày

5 dấu hiệu nhận biết bệnh đau dạ dày

Đau dạ dày là bệnh lý về đường tiêu hóa, đây là biểu hiện của dạ dày bị tổn thương dẫn đến những cơn đau khó chịu, âm ỉ cho người bệnh nhất là những lúc dạ dày no quá hoặc đói quá. Bệnh thường chủ yếu xảy ra với những người thường xuyên phải thức đêm, uống nhiều bia rượu và đây cũng là những nguyên nhân chính gây ra bệnh. Chính vì thế bạn muốn biết mình có bị mắc phải bệnh đau dạ dày hay không thì nên tham khảo bài viết dưới đây để biết được 5 dấu hiệu nhận biết bệnh đau dạ dày cơ bản để từ đó bạn có phương pháp điều trị bệnh sớm và kịp thời.

Dấu hiệu nhận biết bệnh đau dạ dày

Đau thượng vị

woman with stomach cramps

Đây là dấu hiệu cơ bản của bệnh và thường có ở tất cả những người bị mắc các bệnh lý tá tràng. Người bệnh bị đau thượng vị có thể đau vùng dưới hoặc cách xa mũi ức. Cảm giác đau thường là do tùy từng người đau âm ỉ, tức bụng, nóng rát khó chiu… nhưng không có cảm giác đau quằn quại và cơn đau thường xảy ra khi cơ thể đói quá hoặc có thể no quá.

Ăn kém là dấu hiệu nhận biết bệnh đau dạ dày

Người có biểu hiện này có thể kém ăn do hệ tiêu hóa không tiêu, tức bụng, căng bụng dẫn đến ăn không ngon, kém ăn.

Lưu ý: Tất cả những người có biểu hiện kém ăn không phải ai cũng mắc bệnh dạ dày, mà đây có thể do các bệnh lý khác có liên quan đến đường tiêu hóa như nhiễm khuẩn, đặc biệt là rối loạn tâm thầndau-da-day-1

Dấu hiệu nhận biết bệnh đau dạ dày là ợ chua, ợ hơi

Đây là dấu hiệu rất quan trọng của bệnh đau dạ dày do sự vận động của dạ dày bị rối loạn làm thức ăn bị khó tiêu dẫn tới lên men và sinh ra hơi. Bệnh nhân có thể bị ợ hơi, ợ chua và ở lên nửa chừng và kèm theo đó là các dấu hiệu đau sau mũi ức hoặc sau xương ức ( dấu hiệu đau thượng vị)

Buồn nôn và nôn

Buồn nôn và nôn là hiện tượng các thức ăn trong dạ dày bị đẩy ra ngoài qua đường miệng . Nếu việc này tiếp diễn nhiều thương xuyên sẽ dẫn tới những hậu quả như: rách thực quản, rách niêm mạc thực quản vùng tâm vị dẫn đến chảy máu (Hội chứng Mallory Weiss). Ngoài ra khi nôn nhiều cơ thể sẽ bị lầm vào tình trạng bị mất nước và kéo theo là tụt huyết áp. Triệu chứng này là biểu hiện của các bệnh có liên quan tới dạ dày gây ra nôn như: viêm dạ dày cấp, loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày, hẹp môn vị, chảy máu dạ dày.

Chảy máu tiêu hóa

Chảy máu tiêu hóa hay còn gọi là chảy máu dạ dày là hiện tượng máu thoát ra khỏi thành mạch và chảy vào lòng ống tiêu hóa. Biểu hiện này rất nguy hiểm, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng cho con người trong thời gian ngắn vài giờ thậm chí có thể trong vài phút chính vì thế cần đưa người bệnh có triệu chứng này đến các cơ sở y tế ngay để được điều trị. Những biểu hiện cơ bản dễ nhận thấy của chảy máu tiêu hóa là như bị nôn ra máu đỏ tươi, máu đen hoặc đi ngoài ra máu. Khi người bệnh có hiện tượng này là do những bệnh lý về dạ dày như loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày….

Trên đây là 5 dấu hiệu nhận biết bệnh đau dạ dày giúp cho bạn có thể dễ dàng nhận biết được để từ đó bạn có những cách khắc phục,  điều trị bệnh đau dạ dày sớm và dễ dàng hơn. Chúc bạn luôn có một sức khỏe tốt.