Chiều ngày 10/10 vừa qua, Phó giáo sư Nguyễn Mạnh Nhâm và dược sĩ Lê Thị Phương đã có mặt tại tòa soạn VnExpress để tư vấn cho bạn đọc cách phòng và chữa bệnh trĩ. Hơn 1.000 câu hỏi đã được độc giả khắp nơi gửi về, gần một trăm câu hỏi có nội dung là những vấn đề mà nhiều người băn khoăn nhất đã được các chuyên gia trả lời.
Trong đó, số đông người chớm có dấu hiệu của bệnh trĩ nhưng không rõ cách cải thiện tình trạng, không ít bệnh nhân khác lại để bệnh nặng đến giai đoạn 4 mà chỉ còn cách phẫu thuật để điều trị. Không riêng những người thường xuyên phải ngồi nhiều như lái xe, thợ may, dân văn phòng, những người dù vận động thường xuyên, thậm chí trẻ em cũng mắc phải căn bệnh nay, gây đau đớn trong cuộc sống thường nhật.
Theo đó, Phó giáo sư Nguyễn Mạnh Nhâm và dược sĩ Lê Phương đã tư vấn cách phòng ngừa cũng như những phương pháp hữu hiệu, giúp người mắc trĩ mau chóng giải quyết được tình trạng bệnh.
– Năm nay cháu 36 tuổi. Cháu đang bị trĩ và thường xuyên bị táo bón (4 ngày cháu mới đi một lần) và có những hôm cháu làm việc gì mà ngồi xổm nhiều thì ngày hôm sau búi trĩ sa ra cửa hậu môn khi đó ngồi và đi lại rất đau. Cháu rất mong PGS, Tiến sĩ tư vấn cho cháu cách điều trị và dùng thuốc gì để uống. Cháu cảm ơn PGS,Tiến sĩ ! (Hoai Thu Bui, 36 tuổi, [email protected])
– PGS Nguyễn Mạnh Nhâm: Theo bạn tả thì ngồi xổm, trĩ sa ra thì bệnh trĩ của bạn đã sang độ 4, táo rất nặng. Bạn nên đi khám chuyên khoa hậu môn, hướng điều trị là mổ chứ không uống thuốc khỏi được. Tuy nhiên, trước khi đi mổ thì có thể dùng tạm một số thuốc, ví như An Trĩ Vương. Đây là một loại thảo dược dùng chuẩn bị cho đi mổ cắt trĩ. Sau khi mổ, cắt trĩ thì có thể tiếp tục dùng sản phẩm để bệnh mau khỏi và chống tái phát.
– Cháu là cán bộ công chức công việc thường ngồi nhiều. Năm 2010 cháu mang thai và phát hiện mình bị trĩ từ lúc đó, có đi khám ở bệnh viện y học cổ truyền được biết là trĩ ngoại độ I. Bác sĩ khuyên nên sinh con xong và hết cho con bú thì uống thuốc sẽ khỏi nhưng cháu băn khoăn. Giờ các bác cho cháu hỏi bệnh của cháu có thể chữa bằng cách nào vì nay nó đã xa ra ngoài. (Quocdat Hale, 30 tuổi, [email protected])
– Dược sĩ Lê Thị Phương: Chào bạn, rất cảm ơn câu hỏi bạn đã đưa ra. Với trường hợp này, ngồi nhiều và mang thai là hai nguyên nhân dẫn tới bệnh trĩ của bạn. Hiện nay, búi trĩ đã sa ra ngoài nên mức độ ít nhất từ trĩ nội độ 2.
Bệnh trĩ được chia làm hai loại chính là trĩ nội và trĩ ngoại. Trong đó, trĩ ngoại có búi trĩ ở ngay phía ngoài ống hậu môn còn trĩ nội có búi trĩ phát sinh bên trong ống hậu môn. Trĩ nội được chia làm 4 độ: độ 1 (búi trĩ chưa sa ra ngoài); độ 2 (búi trĩ đã sa ra ngoài và tự con lên được); độ 3 (búi trĩ đã sa ra ngoài nhưng phải dùng tay ấn mới lên); độ 4 (búi trĩ không tự co lên được). Với trĩ nội độ 3 trở xuống, bạn có thể sử dụng các loại thuốc hỗ trợ có thể giúp co búi trĩ sau 3-6 tháng sử dụng, đồng thời hết các triệu chứng đau, rát, chảy máu và táo bón. Sản phẩm có thể dùng được cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Nếu cần tư vấn, bạn nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế.
– Chào bác sĩ! Em năm nay 23 tuổi là nam, em mới phát hiện bị “sa trĩ” hay “búi trĩ” gì đó, em phát hiện được 2 ngày (do em bị táo bón) nên phát hiện thấy có một cục gì đó lồi lên ở hậu môn, có phần hơi vướng víu, bác sĩ cho em hỏi có phải em bị bệnh đó phải ko? Nếu bị thì bác sĩ chỉ em cách điều trị ra sao? Em rất mong nhận được phản hồi từ bác sĩ. Em xin cảm ơn! (Nguyễn Việt Đức, 23 tuổi, [email protected])
|
Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguy Mạnh Nhâm. Ảnh: Tuấn Mark.
|
– PGS, TS Nguyễn Mạnh Nhâm: Rất tiếc là thông tin bạn miêu tả chưa đầy đủ nên chúng tôi khó xác định được tình trạng bệnh. Nhưng khoảng 90% là bạn có thể bị trĩ, tốt nhất bạn nên đi khám chuyên khoa hậu môn trực tràng có uy tín. Qua soi vào lòng ruột, bác sĩ sẽ phát hiện bệnh gì để điều trị.
– Chào bác sĩ, em năm nay 27 tuổi, em đang mang thai lần đầu và thai được 36 tuần. Em bị bệnh trĩ từ năm 2006 và năm 2008 bác sỹ đã tiến hành phẫu thuật cắt trĩ cho em, nhưng không đầy 1 năm sau bệnh trĩ lại tái phát và cho tới giờ. Bác sĩ cho em hỏi bệnh trĩ lúc mang thai như vậy có ảnh hưởng gì tới thai nhi? Em muốn phẫu thuật cắt trĩ nữa, vậy sinh xong khoảng bao lâu thì em có thể phẫu thuật cắt và cắt lần 2 này có tái phát nữa không ạ? (Thuy Hoang, 27 tuổi, [email protected]).
– Dược sĩ Lê Thị Phương: Bệnh trĩ của em đã tái phát sau phẫu thuật do mang thai, không chú ý phòng trái tái phát và các thói quen sinh hoạt khác. Việc bị bệnh trĩ không ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi. Tuy nhiên, những tác động của bệnh trĩ lại có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của em và ảnh hưởng gián tiếp tới thai nhi. Nếu muốn phẫu thuật, em cần chờ đến khi qua giai đoạn sinh đẻ và cho con bú. Tuy nhiên, em có thể sử dụng sản phẩm chức năng, chẳng hạn An Trĩ Vương để hỗ trợ việc chữa bệnh trĩ trong thời gian mang thai và cho con bú mà không ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé.
– Gần đây, tôi có hiện tượng đi tiêu ra máu tươi, mỗi tháng một hai đợt, mỗi đợt kéo dài 2-3 ngày làm tôi rất hoảng sợ, mỗi khi đi đại tiện rất hồi hộp! Nếu hôm nào thấy phân không lẫn máu tôi rất mừng. Xin Bác sĩ cho biết đây có phải là hiện tượng của bệnh trĩ nội không? Làm sao điều trị cho dứt hẳn? (Hoangthai Duong, 54 tuổi, [email protected])
– PGS, TS Nguyễn Mạnh Nhâm: Đi ngoài ra máu tươi đa phần là bệnh trĩ. Với bác là 54 tuổi, bác cần đi khám chuyên khoa hậu môn trực tràng với nội soi để biết chính xác là bệnh gì. Vì ở tuổi bác, ngoài bệnh trĩ có thể có những bệnh nghiêm trọng hơn như ung thư cũng gây đi ngoài ra máu, cần điều trị sớm.
– Cháu làm việc văn phòng, chưa sinh con, chưa lập gia đình, đã mổ trĩ nội độ 3 vào tháng 6/2011 và tháng 9/2012 mổ dò hậu môn. Cháu đã tập yoga được 8 tháng. Nhưng gia đình cháu cho rằng tập yoga làm tăng áp lực lên thành bụng, tăng nguy cơ tái phát bệnh trĩ nên không cho tập nữa, điều đó có đúng không ạ? Cháu sinh hoạt điều độ, ăn uống khoa học nhiều rau xanh quả chín, không uống rượu bia, không ăn đồ cay nóng, không bị táo bón. Xin cảm ơn các bác sĩ và chuyên gia. (Nguyễn Thị Quỳnh Hoa, 27 tuổi, Hồng Bàng, Hải Phòng).
– PGS, TS Nguyễn Mạnh Nhâm: Bạn vừa mổ, không nên tập Yoga mà nên chờ khi bệnh hoàn toàn ổn định.
– Xin chào bác. Mỗi lần đi cầu là cứ chảy máu tươi gần ở hậu môn. Như vây cháu có phải bị bệnh trĩ không? (Mai Thi Hoa, 30 tuổi, Thu đức – TP HCM).
– PGS, TS Nguyễn Mạnh Nhâm: Chảy máu tươi qua đường hậu môn cùng với đi ngoài thì 80-90% là do trĩ, tuy nhiên, có những bệnh nguy hiểm hơn cũng có triệu chứng này như ung thư đại trực tràng, políp… Bạn cần đi khám tại chuyên khoa hậu môn trực tràng có uy tín để phát hiện bệnh sớm.
– Cháu chào bác sĩ. Cháu bị viêm xung quanh hậu môn, cháu không biết có phải bệnh trĩ hay không? Cháu nên dùng thuốc gì để điều trị? Cảm ơn bác sĩ. (Quoc Toan, 30 tuổi).
– Dược sĩ Lê Thị Phương: Bệnh trĩ biểu hiện qua các triệu chứng như chảy máu tươi sau phân, sa búi trĩ có thể kèm theo đau rát, ngứa. Mô tả của bạn không thể hiện bạn đã bị bệnh trĩ vì vậy bạn nên đi khám để được tư vấn kỹ hơn.
– Chào bác sĩ. Tôi bị trĩ đã nhiều năm nay. Bình thường búi trĩ không lộ ra ngoài, chỉ khi đi đại tiện thì lộ ra khoảng 1cm, một lúc sau thì lại tụt vào. Xin hỏi bác sĩ cách chữa trị để búi trĩ không phát triển thêm và dần mất đi. (Viet Thanh, 38 tuổi, Hà Tĩnh)
– PGS, TS Nguyễn Mạnh Nhâm: Theo bạn kể thì trĩ của bạn là trĩ nội độ 2 nhưng vẫn nên đi khám chuyên khoa hậu môn trực tràng để chuẩn đoán chắc chắn và có hướng điều trị. Trong khi chờ đợi, bạn có thể dùng một số thực phẩm chức năng hoặc thuốc được phép lưu thông trên thị trường.
– Kính chào các bác sĩ. Tôi đang điều trị nứt kẽ hậu môn gần 2 tháng, đã đốt da sần hậu môn được 3 tuần nhưng giờ đại tiện vẫn đau, rát, ngứa và rỉ dịch. Một ngày đại tiện 2-3 lần, trước khi bị bệnh chỉ một lần. Tôi rất lo lắng. Xin bác sĩ cho tôi lời khuyên.
– Dược sĩ Lê Thị Phương: Theo mô tả thì bệnh của bạn vẫn chưa được điều trị dứt điểm cả triệu chứng và nguyên nhân, có dấu hiệu tái phát bệnh trĩ và nguy cơ viêm nhiễm, đông thời có biểu hiện của bệnh rối loạn tiêu hóa. Để khắc phục ngay, bạn nên chú ý vệ sinh đúng cách và chế độ ăn uống hợp vệ sinh. Bạn cũng nên tới các cơ sở y tê để thăm khám và được tư vấn rõ hơn.
– Bệnh trĩ của em thường đi cầu mới bị lòi ra ngoài, xong thì em lấy tay rửa lại hết. Cứ mỗi lần đi ngoài lại như vậy. Thưa bác sĩ, em phải đi phẫu thuật không? (Luuchihong, 19 tuổi)
– Dược sĩ Lê Thị Phương: Biểu hiện như mô tả có thể bạn đã bị trĩ nội độ 3. Bạn có thể chữa khỏi bệnh trĩ nội độ 3 bằng cách uống các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, hay nói cách khác là dùng thuốc Đông y, chứa các thành phần giúp co búi trĩ.
– Tôi đã mổ trĩ được 2 năm, xin hỏi cần có những điều kiện gì phòng ngừa tái phát (Hau Do, 46 tuổi, Binh Duong, TP HCM)
– PGS, TS Nguyễn Mạnh Nhâm: Để phòng ngừa tái phát, bạn có thể kết hợp điều chỉnh chế độ sinh hoạt và ăn uống hợp lý; uống nhiều nước, ăn thức ăn có nhiều chất xơ, hạn chế ăn đồ cay nóng, cafe và các thực phẩm chứa cafein. Ngoài ra, bạn tránh đứng lâu, ngồi lâu, không nên ngồi xổm, nên tăng cường các hoạt động thể thao nhẹ nhàng như bơi lội, đi bộ… Những điều này rất tốt cho việc phòng ngừa, tránh tái phát bệnh trĩ.
– Tôi đứng nhiều và làm việc nặng, bị trĩ lâu năm nay. Đến nay, mỗi lần đi cầu, trĩ lòi ra kích cỡ bằng đầu ngón tay út. Tôi phải rửa sạch và đẩy vào. Tôi đã xem rất nhiều cách chữa trị như cắt mổ, thắt búi trĩ… Vì có quá nhiều cách nên tôi rất phân vân (Linh Trần, 51 tuổi).
– Dược sĩ Lê Thị Phương: Táo báo, ngồi nhiều đứng lâu, mang vác nặng là những nguyên nhân chính gây ra và làm nặng thêm bệnh trĩ. Để chữa khỏi bệnh trĩ, anh nên làm theo hướng dẫn sau: tránh các tác nhân gây bệnh như đứng nhiều, ngồi lâu, mang vác nặng và nên vận động thể thao đều đặn mỗi ngày 30 phút như bơi lội, đi bộ. Để tránh táo bón, anh chú ý chế độ ăn nhiều rau xanh, quả tươi, uống nhiều nước, hạn chế đồ cay nóng. Theo mô tả, anh đã bị trĩ nội độ 3. Anh có thể sử dụng phương pháp phẫu thuật hoặc dùng các sản phẩm có nguồn gốc Đông Y chứa diếp cá, đương quy nghệ rutin… để làm co búi trĩ mà không cần phẫu thuật. Nếu phẫu thuật, anh vẫn cần sử dụng các sản phẩm trên để hồi phục chức năng hậu môn và phòng tránh tái phát.
– Thưa bác sĩ, em năm nay 28 tuổi. Em phát hiện ra mình bị trĩ cách đây 1 năm, khi mang bầu. Bác sĩ cho em hỏi là: cách điều trị với căn bệnh của em. Tình trạng bệnh của em: mỗi lần đi cầu hay rặn mạnh là em thấy một túi trĩ có thò ra ở hậu môn, giờ thì chưa thấy đau chỉ lúc đi cầu thì thấy hơi khó chịu một tí thôi, nhưng em sợ để lâu thì sẽ nguy hiểm. Nên em xin bác sĩ tư vấn cho em để em điều trị cho khỏi bệnh. (Nguyen Thi Bich Phuong, 28 tuổi)
– Dược sĩ Lê Thị Phương: Bệnh trĩ của em do mang thai, quá trình sinh đẻ và thói quen sinh hoạt không đúng cách. Theo mô tả, em đã bị trĩ nội độ 2. Em có thể sử dụng một số sản phẩm có nguồn gốc thảo dược, chứa diếp cá, nghệ, đương quy, rutin… để chữa khỏi bệnh trĩ mà không cần phải can thiệp phẫu thuật hay thủ thuật. Đồng thời, em nên chú ý chế độ ăn uống, sinh hoạt để tránh bệnh nặng hơn.
– Trĩ độ II -III có nên mổ không? Chữa như thế nào để khỏi hoàn toàn? (Nguyễn Thị Thu Hương, 28 tuổi, Thị trấn lim, Tiên du, Bắc ninh)
– PGS, TS Nguyễn Mạnh Nhâm: Trĩ độ 2 nếu không lớn lắm và ít búi thì có thể điều trị nội khoa hoặc thủ thuật. Trĩ độ 3 nếu nhỏ, ít búi, ít chảy máu cũng có thể điều trị tương tự. Nhưng nếu trĩ độ 2 và 3 có nhiều búi hoặc các búi to, hoặc chảy máu kéo dài, chảy máu dài thì nên được phẫu thuật (phương pháp Longo hoặc doppler triệt mạch.
– Cháu năm nay 32 tuổi, bị bệnh trĩ đã 5 năm. Hiện nay cháu mới sinh cháu thứ 2 được 6 tháng, cháu bé vẫn bú mẹ. Cách đây 3 tháng cháu đi vệ sinh ra máu, ngứa hậu môn. Cháu đi khám được bác sĩ trả lời: cháu bị trĩ hỗn hợp độ 3, nứt kẽ hậu môn. Xin tư vấn cho tôi cách chữa bệnh mà không cần phẫu thuật. (Le Tam, 32 tuổi)
– Dược sĩ Lê Thị Phương: Bạn đã bị trĩ hỗn hợp, trĩ nội tương đương độ 3 và đang trong giai đoạn cho con bú. Do đó, bạn không nên sử dụng phương pháp phẫu thuật và thuốc Tây vì nó không an toàn cho bạn và bé. Hiện nay, thị trường có một số sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, hỗ trợ điều trị bệnh trĩ nội độ 3 trở xuống và trĩ ngoại mà không cần phẫu thuật. Bạn có thể tìm hiểu thêm tại các cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn.
– Chào PGS, cháu bị trĩ không biết độ mấy mà nó lòi ra ngoài nhét không vào, cháu sợ không dám đến bệnh viện, mẹ cháu cũng bị bệnh này 30 năm rồi, cháu có thể sống chung với nó suốt đời không? Có bị ung thư không? (Trần Thị Ngọc Vân, 30 tuổi, Nga 4 bon xa)
– PGS, TS Nguyễn Mạnh Nhâm: Chị nên cố gắng đến bệnh viện khám và điều trị. Nếu may mắn chỉ đơn thuần là trĩ thì chị cũng phải phẫu thuật mới khỏi. Hiện, khoa học kỹ thuật đã tiến bộ nhiều, các phương pháp mổ thường không đau, kết quả đa phần tốt và thời gian bình phục sau mổ cũng ngắn.
– Tôi từng phẫu thuật cắt trĩ ở bên Nhật năm 2008. Năm 2010, tôi sinh cháu lớn. Đến năm nay, tôi lại mang bầu cháu hai nhưng trĩ lại tái phát. Xin hỏi tôi phải làm gì (Ngo Thanh Huong, 32 tuổi, Bắc Giang)
– Dược sĩ Lê Thị Phương: Phẫu thuật cắt trĩ chỉ là một phần trong quá trình điều trị trĩ. Một việc rất quan trọng mà bệnh nhân thường bỏ qua là hồi phục chức năng hậu môn và làm bền hệ tĩnh mạch trĩ để tránh tái phát. Có thể bạn đã bỏ qua vấn đề này cùng với việc mang thai nên đã bị tái phát bệnh trĩ. Bạn nên tới các bác sĩ chuyên khoa để có được lời khuyên hữu ích.
– Xin chào, tôi hiện làm kiến trúc sư, công việc lúc phải ngồi văn phòng nhưng vẫn luôn phải ra công trường. Thời gian gần đây khoảng 2 năm. Thỉnh thoảng bị đi ngoài ra máu, ra thành từng giọt. Tuy nhiên không bị đau rát, chỉ khi nhìn mới phát hiện bị chảy máu. Thỉnh thoảng bị ngứa hậu mọn như khiểu bị giun kim. Thời gian kéo dài khoảng 7-10 ngày rồi tự khỏi. Vậy tôi có phải bị trĩ không. Cách điều trị ra sao. (Nguyễn Đức Hùng, 34 tuổi)
|
Dược sĩ Lê Phương (trái) trả lời câu hỏi của độc giả. Ảnh: Tuấn Mark.
|
– Dược sĩ Lê Thị Phương: Nếu bạn đi cầu ra máu tươi và ngứa hậu môn, chắc chắn bạn đã bị trĩ nội độ một (nếu chưa có sa búi trĩ). Trĩ nội có thể chữa khỏi bằng phương pháp nội khoa như uống thuốc Đông Y hoặc Tây Y. Bạn nên tham khảo và sớm điều trị để tránh bệnh nặng thêm.
– Chào bác sĩ, em bị trĩ ngoại độ 2, em đã khám và bác sĩ đề nghị mổ nhưng em không mổ, hiện tại khi em đi cầu thì búi trĩ lòi ra và em phải dùng tay nhét nó vào. Xin bác sĩ cho em cách điều trị và có nên mổ không?Em cám ơn bác sĩ nhiều. (Trần Thị Mỹ Hằng, 33 tuổi, 48 Tân Hưng, Phường 12, Quận 5, TP HCM)
– PGS, TS Nguyễn Mạnh Nhâm: Theo như chị kể thì chị bị trĩ nội độ 3 và có thể cả trĩ ngoại, chỉ có bác sĩ chuyên khoa khám trực tiếp mới xác định rõ là loại nào. Nhìn chung, chị nên phẫu thuật để sớm khỏi bệnh.
– Chào bác sĩ. Tôi làm nghề tài xế. Tôi thuờng bị chảy máu mỗi khi cục búi trĩ thò ra. Hiện tại tôi dùng rau diếp cá xay ra để uống thì thấy búi trĩ co lại, và không bị chảy máu nữa. Nhưng khi tôi làm việc gì mà phải ngồi xổm lâu là búi trĩ lại thò ra, đi đứng rất bất tiện. Vậy bác sĩ cho tôi hỏi tôi có nên đi cắt trĩ không? Và tới bệnh viên nào để chữa. Tôi xin cảm ơn. (Vĩnh Hưng, 39 tuổi, 104/10 đông hưng thuận, quận 12)
– PGS, TS Nguyễn Mạnh Nhâm: Những người ngồi nhiều như lái xe, thợ may, dân văn phòng có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao. Lá diếp cá được người dân quen dùng để điều trị trĩ, cách này cũng có kết quả. Tuy nhiên, trường hợp của anh nên đi khám và xử lý chủ yếu là phẫu thuật. Anh có thể điều trị tại bệnh viện ĐH Y dược TP HCM (Giáo sư Nghĩa), bệnh viện Chợ Rẫy (Tiến sĩ Phan Đương)…
– Tôi 37 tuổi, đi khám bác sĩ nói bị trĩ độ 2, khuyên nên làm tiểu phẫu. Tôi hoang mang và chưa biết phải làm thế nào? (Nguyễn Tuấn Phong, 37 tuổi, Hải Phòng)
– Dược sĩ Lê Thị Phương: Với trĩ nội độ 2, bạn có thể lựa chọn phương pháp điều trị bằng tiểu phẫu, tuy nhiên vẫn cần chú ý tránh tái phát bằng cách làm bền lại hệ tính mạch trĩ và tránh các yếu tố nguy cơ gây bệnh trĩ như táo bón, tiêu chảy, ngồi nhiều đứng lâu… Nếu không muốn tiểu phẫu, bạn có thể dùng phương pháp nội khoa với các sản phẩm từ thiên nhiên có trên thị trường. Bạn có thể tìm hiểu các sản phẩm này tại các hiệu thuốc trên toàn quốc.
– Bác sĩ tư vấn cho tôi cách vệ sinh khi bị bệnh trĩ (Nguyễn Thị Thu Hằng, 30 tuổi, Hà Nội)
– Dược sĩ Lê Thị Phương: Khi bị bệnh trĩ và để phòng tránh bệnh, bạn nên vệ sinh khi đi cầu bằng nước sạch hoặc dung dịch vệ sinh phụ nữ, tránh dùng giấy vệ sinh hoặc xà phòng. Để vệ sinh tốt hơn, bạn có thể ngâm hậu môn bằng nước muối ấm mỗi ngày 10 phút giúp sạch và co búi trĩ tốt hơn.
– Chào bác sĩ, theo như nhận định thi em đã bị trĩ độ 4. Nhưng vì tính chất công việc và gia đình nên em chưa thể mổ được và không biết mổ theo phương pháp nào? Bác sĩ có thể tư vấn cho em sẽ mổ theo phương pháp nào để vẫn đi lam bình thường sau khi mổ, hay uống thuốc và bệnh viện nào có phương pháp tối ưu nhất, em đang ở TP HCM. Xin cám ơn bác sĩ (Tran Thanh Quang, 37 tuổi).
– PGS, TS Nguyễn Mạnh Nhâm: Trĩ độ 4 chỉ có phẫu thuật mới khỏi. Bạn nên đến khám ở các đơn vị có uy tín, dựa theo tình trạng cụ thể ở hậu môn và toàn thân của bạn mà bác sĩ sẽ quyết định nên điều trị theo phương pháp nào. Rất tiếc phải nói với bạn: trĩ để quá nặng đến độ 4 mới điều trị thì phải chấp nhận phẫu thuật, thời gian hậu phẫu sẽ vất vả. Bạn không nên sống chung với trĩ độ 4.
– Năm nay tôi 26 tuổi, bị trĩ khoảng 4-5 năm nay rồi, đôi lúc đi ngoài có máu nhưng không phải thành tia, vẫn chưa điều trị gì hết. Xin bác sĩ cho tôi lời khuyên nên điều trị bằng cách nào và khi điều trị xong có bị tái phát và cách phòng bệnh. Xin cảm ơn bác sĩ! (Đào Ngọc Mỹ, 26 tuổi, Vũng Tàu)
– Dược sĩ Lê Thị Phương: Bạn chưa mô tả rõ có bị sa búi trĩ hay không. Tuy nhiên, việc đi ngoài ra máu tươi chắc chắn bạn đã bị bệnh trĩ. Bạn có thể đến các phòng khám chuyên khoa tiêu hóa để được tư vấn và điều trị. Để tránh tái phát và phòng bệnh, bạn cần tránh các tác nhân gây trĩ như táo bón, tiêu chảy, ngồi nhiều, đứng lâu…
– Sau khi mổ trĩ được hai tuần rồi, cháu vẫn còn ra dịch vàng, vậy phải làm sao và uống thuốc gì để cho mau hết bệnh, xin bác sĩ tư vấn giúp. Xin cám on (Thao Nguyen, 35 tuổi, Tan Thong Hoi , Cu Chi)
– PGS, TS Nguyễn Mạnh Nhâm: Rất tiếc bạn không cho biết đã mổ trĩ theo phương pháp nào. Nhiều phương pháp mổ trĩ có thể có chảy dịch trong một vài tuần sau mổ, đó là diễn biến bình thường, nếu dịch chảy không quá nhiều và không nặng mùi, không kèm đau hay sốt. Tốt nhất, bạn nên đến nhờ bác sĩ đã phẫu thuật cho bạn khám lại.
– Thưa giáo sư, cháu bị bệnh trĩ cũng khá lâu rồi, khoảng 6 hay 7 năm gì đó nhưng cháu không dám cắt vì cháu nghe nói phẫu thuật thì cũng chỉ được vài năm là lại bị lại. Trước đây cháu cũng đi làm xét nghiệm phân thì cũng được bác sĩ khuyên là chưa cần phẫu thuật. Nhưng nay cháu chuẩn bị để có bầu. Mong giáo sư cho cháu lời khuyên trước khi có bầu? Cháu xin cảm ơn (Nguyễn Lan Phương, 32 tuổi, Thanh Hóa)
– PGS, TS Nguyễn Mạnh Nhâm: Xét nghiệm phân thì không thể kết luận là nên phẫu thuật hay không. Trước khi có bầu, bạn nên điều trị trĩ, bởi bệnh này thường nặng lên, thậm chí gây biến chứng khi có thai. Nếu bạn chuẩn bị có bầu, bạn nên điều trị trĩ trước khi quyết định có em bé.
– Tôi là nam giới, 35 tuổi, làm việc văn phòng, phải ngồi nhiều. Tôi đi ngoài ra máu tươi, không thường xuyên mà chỉ bị khi thể trạng mệt mỏi, căng thẳng, lo nghĩ nghiều, sau khi uống bia rượu… (không bị sa trĩ). Mỗi lần bị ra máu nhiều, tôi lại ăn nhiều rau diếp, và ngay ngày hôm sau thì lại khỏi, nên tôi cũng chưa đi bệnh viện khám. Mong nhận được lời khuyên bỏ ích của các bác sĩ. (Phong Duy, 35 tuổi, Hà Nội)
– Dược sĩ Lê Thị Phương: Khi mệt mỏi, căng thẳng hoặc uống rượu bia, các tĩnh mạch trĩ sẽ bị giãn và làm phình to búi trĩ. Vì vậy, khi đó, bạn dễ bị đi ngoài ra máu tươi và cũng là lúc bệnh trĩ của bạn đang nặng lên. Tuy chưa sa búi trĩ nhưng bạn đã bị trĩ nội độ 2. Để chữa khỏi trĩ nội độ 2, bạn cần chú ý chế độ ăn nhiều rau xanh như rau diếp cá…, uống nhiều nước, tránh ngồi nhiều đứng lâu, nên tập thể thao 30 phút mỗi ngày như đi bộ, bơi lội. Đồng thời, bạn nên lựa chọn các sản phẩm điều trị có nguồn gốc thiên nhiên như diếp cá, nghệ, đương quy, rutin… giúp hết chảy máu, co búi trĩ và tránh táo bón.
– Chào GS, đầu tiên kính chúc GS sức khỏe. Tôi bị trĩ khoảng 3 năm nay, uống rượu nhiều thì đi ngoài ra máu tươi từng tia như cắt tiết gà, còn bình thường thì chỉ dớm máu. Trước đây thì tự co lên được, nhưng giờ phải đẩy lên sau khi đi vệ sinh. Xin bác sĩ cho biết, bệnh của tôi có phải cắt không? Có thể chữa khỏi không bị tái phát mà không cần đến phẫu thuật không? Xin cảm ơn bác sĩ. (Trần Phương, 38 tuổi, Hà Nội)
– PGS, TS Nguyễn Mạnh Nhâm: Chào bạn, theo miêu tả của bạn, tôi nghĩ bạn đã trĩ nặng, lại bị chảy máu nhiều, bạn nên điều trị sớm. Có lẽ chỉ phẫu thuật mới khỏi được tình trạng này (phải khám trực tiếp mới quyết định được). Rất tiếc, bạn phải bỏ rượu và phải phẫu thuật (không uống thuốc mà khỏi bệnh được). Tuy nhiên, hiện nay khoa học đã tiến bộ nhiều nên phẫu thuật chữa trị ít đau, thời gian lành bệnh cũng nhanh hơn trước nhiều.
– Khi tôi soi đại tràng ở bệnh viện Xanh Pôn thì phát hiện bị viêm đại tràng và bị một số búi trĩ nội độ 2. Bệnh viện cho tôi thuốc uống điều trị viêm đại tràng, còn trĩ thì không biết giải quyết thế nào. Vậy tôi muốn được tư vấn cần phải dùng thuốc gì, ở đâu điều trị tốt nhất và giá cả ra sao ? (Nguyễn Phi Ngọc, 63 tuổi, Số 2, ngõ 260,phố chợ Khâm Thiên, Đống Đa HN)
– PGS, TS Nguyễn Mạnh Nhâm: Bác nên đi khám ở những cơ sở có uy tín về chuyên khoa hậu môn trực tràng. Nội soi chuẩn đoán trĩ thường không chính xác mà phải khám cụ thể. Nếu đúng bác bị trĩ độ 2 mà búi trĩ không lớn, số búi trĩ không nhiều, ít chảy máu thì có thể điều trị nội khoa (dinh dưỡng, dưỡng sinh kết hợp với thực phẩm chức năng…). Nhưng nếu trĩ độ 2 nhiều búi, búi trĩ to, chảy máu nhiều thì bạn cần đặt vấn đề can thiệp thủ thuận hoặc phẫu thuật để điều trị dứt điểm.
– Mấy ngày hôm nay tôi đi ngoài liên tục, rát, đau và có máu tươi, khi ngồi hay đi xe máy luôn có hiện tượng đau ở hậu môn. Vậy tôi có phải bị bệnh trĩ không? Nếu phải thì đang ở giai đoạn nào. Hiện tượng này của tôi xảy ra sau mỗi lần tôi liên hoan có uống rượu với cơ quan, sau đó nếu không uống rượu nữa tôi lại trở về trạng thái bình thường. Xin các bác sĩ cho lời khuyên (Hoài Nam, 31 tuổi, 27 Cát Linh, Hà Nội)
– Dược sĩ Lê Thị Phương: Theo mô tả, bạn đã bị rối loạn tiêu hóa. Các bữa liên hoan và rượu bia thường làm nặng thêm tình trạng này do sức khỏe đường tiêu hóa không đủ để tiêu hóa hết lượng thức ăn của các buổi liên hoan. Rượu bia cũng là nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa và bệnh trĩ. Bạn đã bị trĩ nội độ một và có thể điều trị khỏi bằng phương pháp nội khoa với các thảo dược thiên nhiên như diếp ca, đương quy, rutin, nghệ… Ngoài ra, bạn nên chú ý ăn nhiều rau xanh, quả tươi, uống đủ nước, tránh ngồi nhiều đứng lâu và vận động thể thao đều đặn hàng ngày. Bạn nên các cơ sở khám tiêu hóa để được tư vấn và điều trị rối loạn tiêu hóa.
– Chào bác sĩ! Tôi đi cầu thường thấy có một phần lồi, nhưng đi xong là không thấy, do không có kiến thức về bệnh trĩ, nên không biết đó có phải bệnh trĩ không? Xin bác sĩ giải thích giúp. Hiện tượng này xảy khoảng hơn 20 năm rồi (Huynh Ngoc Bao, 47 tuổi, Q9 TP HCM)
|
Phó giáo sư Nguyễn Mạnh Nhâm thú vị trước một câu hỏi của độc giả VnExpress.net. Ảnh: Tuấn Mark.
|
– PGS, TS Nguyễn Mạnh Nhâm: Rất tiếc không được khám trực tiếp cho bạn. Việc có “phần lồi” ở hậu môn có thể do nhiều nguyên nhân, bản chất khác nhau mà chỉ có khám trực tiếp mới biết được. Bạn đã sống chung với “phần lồi” 20 năm mà vẫn yên ổn thì chắc không có gì nguy hiểm lắm, tuy nhiên, bạn nên đến chuyên khoa hậu môn trực tràng khám để biết nguyên nhân và xử lý “phần lồi” nếu cần.
– Tôi năm nay 46 tuổi, bị trĩ nội độ 3, thường xuyên đi cầu ra máu dù không bón xin bác sĩ tư vấn giúp, tôi phải mổ hay chỉ uống thuốc điều trị. Cảm ơn bác sĩ (Phan Quang Phuc, 44 tuổi, 97\3 truong chinh quan 12)
– PGS, TS Nguyễn Mạnh Nhâm: Anh nên mổ, vì trĩ độ 3 mà chảy máu thường xuyên thì điều trị nội khoa ít cơ hội khỏi. Các phương pháp phẫu thuật hiện nay ít đau và biến chứng. Anh có thể dùng thuốc hoặc thực phẩm chức năng để tránh tái phát.
– Thưa bác sĩ, tôi năm nay 25 tuổi, đang là nhân viên văn phòng. Tôi bắt đầu có hiện tượng đau rát khi đi ngoài khoảng 7 tháng nay và đôi lúc đi ra máu. Bác sĩ cho tôi được hỏi, tôi có cần nhất thiết phải khám không vì tôi rất ngại (tôi là nữ) và tôi có thể uống thuốc gì, chế độ ăn uống ra sao để trị bệnh này? Xin chân thành cảm ơn bác sĩ. (Bình, 25 tuổi, Bình Thạnh)
– PGS, TS Nguyễn Mạnh Nhâm: Nhất thiết, chị nên đi khám, vì như chị kể thì khả năng bệnh trĩ rất nhiều. Tuy nhiên, vẫn cần đề phòng một số bệnh khác quan trọng hơn gây chảy máu hậu môn như các khối u (ở Việt Nam hiện nay ngày càng phát hiện khối u ở những bênh nhận trẻ tuổi).
– Cháu đi ngoài ra máu tươi, có khi máu nhỏ thành giọt, 1 tháng khoảng 1, 2 lần. Lúc trước có đi khám, bệnh viện bảo không phải trĩ, có uống thuốc và đặt thuốc hậu môn nhưng vẫn chưa bớt. Xin cho cháu lời khuyên! (Nguyễn Vũ Hoài Nam, 28 tuổi, Biên Hòa)
– PGS, TS Nguyễn Mạnh Nhâm: Bạn nên đi khám lại tại một cơ sở uy tín khác bệnh viện đã khám cho bạn trước đây. Bạn cần được soi hậu môn trực tràng để xác định nguyên nhân chảy máu.
– Tôi bị hẹp hậu môn do thắt trĩ cách đây 24 năm, đi cầu phân rất nhỏ, phải dặn mới ra, có phương pháp nào chữa không? (Ngo Van Khanh, 63 tuổi, Mai Hắc Đế, Hà Nội)
– Dược sĩ Lê Thị Phương: Hẹp hậu môn là một trong những biến chứng thường gặp của phương pháp điều trị bệnh trĩ bằng thủ thuật hay phẫu thuật. Để khắc phục, tình trạng này, bạn nên trở lại cơ sở phẫu thuật để yêu cầu được khắc phục đồng thời nên chú ý phòng tránh tái phát bệnh trĩ như tránh táo bón, tiêu chảy, tránh đứng nhiều ngồi lâu.
– Mẹ tôi năm nay 60 tuổi, bác sĩ chẩn đoán trĩ độ 3 và sa niêm mạc trực tràng, đã mổ treo niêm mạc một lần năm 2007, mỗ cắt trĩ bằng phương pháp Longo năm 2011. Xin bác sĩ tư vấn bệnh của mẹ tôi có tái phát không và tỷ lệ bao nhiêu % (Lê Văn Thanh, 33 tuổi, Bến Tre)
– Dược sĩ Lê Thị Phương: Bệnh trĩ sau phẫu thuật nếu không chú ý phòng tránh tái phát bệnh sẽ sớm trở lại. Với người cao tuổi cộng với mức độ bệnh trĩ nặng trước phẫu thuật, bệnh càng dễ và sớm tái phát. Để tránh tái phát, mẹ bạn nên thực hiện các hướng dẫn sau: chế độ ăn nhiều rau xanh, quả tươi, uống đủ nước, hạn chế đồ cay nóng, nên vận động thể thao đều đặn hàng ngày, xoa bụng khi đi cầu.
Rất cảm ơn các bạn đã theo dõi buổi tư vấn trực tuyến ngày hôm nay. Tuy nhiên, do thời gian có hạn, nên mọi thắc mắc của độc giả xin gửi về hòm thư [email protected]. Website www.benhtri.net.vn được sự bảo trợ bởi Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm, Chủ tịch Hội hậu môn Trực tràng học Việt Nam nhằm cung cấp những thông tin chính thống về bệnh trĩ, táo bón. Ngoài ra, độc giả có thể gọi điện đến số điện thoại 0439959969 để được các chuyên gia tư vấn, giải đáp miễn phí những vấn đề liên quan đến bệnh trĩ, táo bón.